Những điều mẹ bầu nhất định phải biết về hội chứng tiền sản giật

Phụ nữ mang thai đối mặt với nhiều nguy hiểm từ chính cơ thể của mình. Thời gian mang thai chính là thời gian người phụ nữ yếu đuối và cần được bảo vệ nhiều nhất.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật còn được gọi là nhiễm độc thai nghén. Là một rối loạn nghiêm trọng thường xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ. Huyết áp cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng chính là biểu hiện của tiền sản giật.

Tiền sản giật là biến chứng phổ biến và nặng nhất trong thai kì. Cứ 5 ca đẻ thường sẽ có 1 ca tiền sản giật. Tỷ lệ này khi đẻ mổ là 1 trên 6.

Đây là biến chứng nặng trong thai kỳ
Tiền sản giật rất nguy hiểm cho cả mẹ và con (ảnh minh họa)

Đối tượng nào có nguy cơ tiền sản giật?

Một số phụ nữ sẽ có nguy cơ cao hơn so với những người khác, bao gồm:

  • Phụ nữ lần đầu mang thai.
  • Mang thai trước 20 tuổi hoặc đã ngoài 40 tuổi.
  • Người đã mắc sẵn bệnh huyết áp cao và các dạng bệnh tim mạch khác.
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh.
  • Người bị tiểu đường.
  • Phụ nữ mang đa thai.

Những triệu chứng tiền sản giật thường thấy

Có khi, tiền sản giật không có các triệu chứng rõ ràng. Điều này khiến nhiều phụ nữ nhầm lẫn với các triệu chứng mệt mỏi thông thường khác.

Vì vậy, việc khám thai định kỳ là rất quan trọng. Dựa vào các chỉ số xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh của người mẹ.

Thăm khám ngay khi phát hiện dâu hiệu bệnh
Nên thăm khám sớm ngay khi có biểu hiện bệnh (ảnh minh họa)

Nghi ngờ mắc tiền sản giật nếu có:

  • Sự tăng đột ngột của huyết áp (cao hơn mức ban đầu khi mới mang thai).
  • Protein niệu (có protein trong nước tiểu).

Những dấu hiệu nghi ngờ nguy cơ tiền sản giật

Như đã nói, tiền sản giật có thể không gây ra biểu hiện nào cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con, bạn nên kiểm tra nếu có những dấu hiệu sau:

Chân sưng phù

Bình thường, quá trình tuần hoàn máu không ổn định khi mang thai. Điều này khiến các mạch máu bị tắc nghẽn và gây phù nề.

Phát hiện dấu hiệu tiền sản giật sớm nhất có thể
Phù nề tay, chân có thể là dấu hiệu tiền sản giật (ảnh minh họa)

Triệu chứng phù nề ở mặt, chân, tay sẽ được xem là bất thường khi chúng có kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Đau đầu
  • Hoa mắt
  • Chóng mặt

Nên gặp bác sĩ để kiểm tra về tình trạng trên.

Đau đầu

Tiền sản giật gây ra những cơn đau day dẳng không dứt. Thuốc giảm đau cũng không cải thiện được. Kèm theo đó là thị lực giảm sút.

Tăng cân bất thường

Việc tăng cân ở bà bầu là điều bình thường đều đặn theo tuổi của thai. Tuy nhiên, tăng cân mất kiểm soát 1-2kg/tuần có thể là biểu hiện của tiền sản giật.

Phát hiện dấu hiệu tiền sản giật sớm nhất có thể
Tăng cân bất thường có thể là dấu hiệu tiền sản giật (ảnh minh họa)

Buồn nôn, ói

Thời gian đầu mang thai, hiện tượng này được xem là ốm nghén. Nhưng nếu xảy ra hiện tượng này ở sau tuần 20 của thai kỳ, các bà mẹ nên cẩn trọng.

Đau lưng, đau vai

Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu mệt mỏi thông thường. Tuy nhiên, đây có thể là vì tuần hoàn máu không tốt do tiền sản giật.

Đau bụng khi mang thai

Rối loạn tiêu hóa, đau bụng dữ dội kèm theo đau lưng, vai có thể là do tiền sản giật.

Phát hiện dấu hiệu tiền sản giật sớm nhất
Đau bụng cũng có thể là một dấu hiệu bất thường (ảnh minh họa)

Mắt kém, nổ đom đóm mắt

Nổ đom đóm, nhìn kém, hoa mắt là các triệu chứng của tuần hoàn máu kém khi mang thai. Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân gây ra tuần hoàn máu không tốt.

Ảnh hưởng của tiền sản giật lên người mẹ

Tiền sản giật gây nên huyết áp cao và nhiều protein trong nước tiểu của người mẹ. Ở dạng nặng, nó có thể gây ra các vấn đề về gan, thận, não và máu.

Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến động kinh, suy thận, suy gan, cục máu đông hoặc tử vong.

Theo dõi tình trạng thai phụ thường xuyên
Tiền sản giật có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người mẹ (Photo by: 123rf)

Hội chứng tiền sản giật và ảnh hưởng lên em bé

Trong tử cung, em bé được nuôi dưỡng bởi nhau thai. Nhau thai sẽ truyền oxi và các chất dinh dưỡng truyền từ máu của mẹ sang em bé. Các chất thải (như CO2) sẽ được nhau thai truyền từ máu của em bé sang mẹ.

Trong tiền sản giật, dòng máu chảy trong nhau thai sẽ trở nên chậm hơn. Trong những trường hợp nặng, em bé có thể dần dần bị thiếu oxi và các chất dinh dưỡng. Sự hạn chế tăng trưởng này đe dọa đến tính mạng em bé dẫn đến việc sinh non.

Trẻ sinh non do tiền giản giật sẽ có thể lực yếu
Tiền sản giật có thể dẫn đến sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé (ảnh minh họa)

Một biến chứng khác của tiền sản giật là nhau thai bong non. Nhau thai sẽ tách ra khỏi tử cung trước khi em bé ra đời. Lúc này, người phụ nữ bị chảy máu âm đạo và đau bụng. Đây là biến chứng cần được cấp cứu khẩn cấp.

Nghiên cứu về hội chứng tiền sản giật

Tiền sản giật và các biến chứng liên quan chịu trách nhiệm khoảng 15% số ca tử vong ở sản phụ. Các nghiên cứu y học đang tìm kiếm những cách thức để dự đoán tiền sản giật.

Vì tiền sản giật thường di truyền, các nhà khoa học đang tìm gen đặc trưng của căn bệnh này. Nếu gen được tìm thấy thì chúng ta sẽ có cơ hội phòng tránh tiền sản giật bằng các xét nghiệm kiểm tra trước khi mang thai.

Những điều cần nhớ

  • Đặc trưng của tiền sản giật là huyết áp cao, tăng protein trong nước tiểu, phù nề.
  • Hầu hết những phụ nữ có tiền sản giật đều cảm thấy bình thường. Điều này cho thấy việc kiểm tra trước sinh đều đặn là rất quan trọng.
  • Không có phương pháp điều trị cho tình trạng này ngoại trừ việc đưa cả em bé và nhau thai ra ngoài cơ thể mẹ.
Facebook
Twitter
LinkedIn