Mang thai là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm của phụ nữ khi sự thay đổi bên trong cơ thể diễn ra một cách mạnh mẽ. Thời điểm này, việc mắc chứng dị ứng sẽ khiến các chị em vô cùng lo lắng và mệt mỏi.
Dị ứng khi mang thai bao gồm những triệu chứng nào?
Bị dị ứng khi mang thai cũng là chuyện thường thấy ở phụ nữ. Khi mắc dị ứng, thai phụ có những biểu hiện như: nghẹt mũi, nhảy mũi, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa mắt, da hoặc mũi.
Những triệu chứng dị ứng này sẽ bộc phát tùy theo sự thay đổi của điều kiện thời tiết và môi trường xung quanh. Thông thường, thời điểm giao mùa là lúc cơ thể nhạy cảm nhất và dễ dẫn đến dị ứng.
Khi mang thai bị dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Dị ứng khi mang thai không phải là căn bệnh nghiêm trọng. Đây là trường hợp thường gặp ở thai phụ và không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bị dị ứng cũng sẽ khiến cho sinh hoạt của các thai phụ trở nên bất tiện.
Việc sử dụng thuốc dị ứng có thể ít nhiều ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, khi gặp trường hợp dị ứng, thai phụ nên được thăm khám và tư vấn dùng thuốc từ bác sĩ. Tránh tình trạng dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc sẽ có thành phần không tốt cho thai nhi.
Một số thai phụ chưa từng bị dị ứng trước đó nhưng thời gian bắt đầu thai kỳ cũng là khi phụ nữ bắt đầu bị dị ứng. Việc phát sinh triệu chứng dị ứng chỉ có thể giải thích do sự kết hợp của yếu tố môi trường và di truyền.
Tránh dị ứng khi mang thai như thế nào?
Phụ nữ được khuyến cáo nên phòng tránh và làm diệu bớt các triệu chứng dị ứng mà không dùng thuốc.
[lo_irp post=’105143′]
Vì một số loại thuốc trị dị ứng có chứa thành phần không tốt cho thai nhi. Một số cách tránh dị ứng như:
- Tránh môi trường gây dị ứng như môi trường ầm thấp, có khói thuốc lá hoặc phấn hoa (đối với những thai phụ bị dị ứng phấn hoa)
- Mang kính mắt khi ra ngoài để phòng các tác nhân gây dị ứng tiếp xúc vào mắt.
- Luôn giữ cho không khí xung quanh được sạch bằng các thiết bị lọc không khí. Bảo vệ mũi khi phải tiếp xúc với không khí bên ngoài.
- Không nên tiếp xúc với các loại mùi thơm từ xà phòng, nước xả vì đây cũng là tác nhân gây dị ứng
- Dưỡng ẩm cho da với sữa dưỡng thể không mùi.
- Tránh các loại vật nuôi để đề phong lông của các con vật có thể gây dị ứng
- Không nên tắm lâu, việc tiếp xúc với nước khiến da càng khô sẽ gây kích ứng và ngứa da nhiều hơn
- Tránh ra ngoài vào những ngày nắng nóng, thời tiết nóng ẩm càng khiến da bạn bị kích ứng.
- Không nên tác động quá mạnh vào da khi bị ngứa để tránh gây trầy xước và nhiễm trùng.
Phụ nữ mang thai bị dị ứng nên có chế độ ăn uống như thế nào?
Theo nghiên cứu mới nhất, việc thai phụ ăn đậu phộng trong thai kỳ có thể giúp trẻ sinh ra không bị dị ứng với đậu phộng và một số dị ứng khác. Vì vậy, nếu bạn không bị dị ứng với đậu phộng thì việc ăn đậu phộng trong thai kỳ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phòng chống dị ứng cho con của bạn sau này.
[lo_irp post=’257′]
Tránh một số loại thức ăn vốn dĩ khiến bạn dị ứng. Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước. Đồng thời nên hạn chế những thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, rượu bia, thức ăn cay nóng và dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá.