Tuyệt chiêu chăm sóc thai 32 tuần tuổi an toàn và hiệu quả

Thai nhi 32 tuần tuổi đang phát triển và dần hoàn thiện từng ngày để chờ đến ngày dự sinh. Vào thời điểm này, mọi thứ gần như đã sẵn sàng. Người mẹ cần chăm sóc thai 32 tuần tuổi thật tốt, giữ vững tình thần và sức khỏe của mình để quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ.

1. Các bệnh thường gặp ở tuần thai 32

Ở giai đoạn này, thai phụ thường mắc phải chứng tăng huyết áp. Nếu huyết áp tăng nhẹ, thai phụ không nên quá lo lắng. Căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày có thể khiến huyết áp thai phụ tăng nhẹ. Tình trạng này sẽ biến mất khi thai phụ nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, huyết áp cao cũng là một trong những dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật. Thai phụ cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để nắm rõ tình hình sức khỏe của mình và thai nhi.

Ở giai đoạn này, thai phụ thường mắc phải chứng tăng huyết áp.
Vào thời điểm này, mọi thứ gần như đã sẵn sàng. (Nguồn internet)

Bên cạnh đó, thai phụ cũng mắc một số triệu chứng cơ bản như chứng ợ nóng khó tiêu, táo bón. Tình trạng khó ngủ cũng thường khiến thai phụ khó chịu và mệt mỏi. Dịch âm đạo ra nhiều hơn làm cho vùng kín của người mẹ trở nên ẩm ướt.

Vào tuần thai thứ 32, những cơ gò tử cung Braxton Hicks trở nên mạnh mẽ và thường xuyên hơn. Thai phụ nên phân biệt những cơn gò này với những cơn gò chuyển dạ thật sự. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi khiến người mẹ phải hoạt động nhiều hơn. Điều này dẫn đến tình trạng khó thở.

[lo_irp post=’101972′]

2. Dinh dưỡng khi chăm sóc thai 32 tuần tuổi

Quá trình chăm sóc thai 32 tuần tuổi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn này. Dinh dưỡng để chăm sóc thai 32 tuần tuổi cần đảm bảo đầy đủ những dưỡng chất sau:

  • Chất đạm: chứa các loại axit amin cần thiết cho cơ thể và tham gia cấu tạo tế tạo cho thai nhi. Thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành, ngũ cốc,… là những nguồn thực phẩm chứa đạm.
  • Chất đường: cung cấp năng lượng cho mẹ và bé. Thế nhưng, người mẹ cần bổ sung chất đường tự nhiên trong trái cây, cà rốt, sữa, mật ong, ngũ cốc,…
Dinh dưỡng khi chăm sóc thai 32 tuần tuổi
Quá trình chăm sóc thai 32 tuần tuổi đóng vai trò quan trọng. (Nguồn internet)
  • Các loại khoáng chất như canxi, sắt để giúp phát triển hệ xương của bé, tránh tình trạng loãng xương, thiếu máu ở người mẹ. Canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua, trứng,… Nguồn thực phẩm chứa sắt bao gồm: thịt bò, rau dền, mồng tơi, cải xoong, gan động vật,…
  • Chất béo: hỗ trợ sự phát triển các tế bào não của thai nhi. Ngoài ra, chất béo giúp hấp thụ các loại vitamin A, D, E và K dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thai phụ chỉ nên bổ sung chất béo có nguồn gốc thực vật. Điều này giúp hạn chế tình trạng béo phì, cao huyết áp,…
  • Các loại vitamin A, B, C, D, E,… trong trái cây giúp hỗ trợ đường tiêu hóa.

Ngoài ra, thai phụ không nên ăn thức ăn quá mặn. Điều này dễ dẫn đến phù chân, tăng nguy cơ tiền sản giật. Đặc biệt, hãy uống từ 2-2,5 lít nước/ ngày để ngăn ngừa một số bệnh cuối thai kỳ.

3. Chăm sóc thai 32 tuần tuổi cần lưu ý những gì?

  • Từ thời điểm này, các bác sĩ khuyến khích thai phụ nên đi khám thai thường xuyên. Điều này giúp theo sát tình hình sức khỏe của cả mẹ lẫn bé và xử lý kịp thời những dấu hiệu nguy hiểm.
  • Tập những bài thể dục nhẹ nhàng đều đặn để giúp giảm những cơn đau, giúp tuần hoàn máu, chuẩn bị cho việc sinh nở.
  • Tắm nước ấm mỗi ngày.
Chăm sóc thai 32 tuần tuổi cần lưu ý những gì?
Vào tuần thai thứ 32, em bé ngày càng chiếm chỗ nhiều hơn trong tử cung của mẹ. (Nguồn internet)
  • Thường xuyên theo dõi các hoạt động của bé như đá hoặc cử động toàn bộ cơ thể. Nếu thấy dấu hiệu nào bất thường như thai nhi ít chuyển động hẳn, thai phụ cần báo cho bác sĩ ngay.
  • Lúc này, thai phụ nên thực hiện việc siêu âm 4D. Thời điểm này được xem là mốc siêu âm cuối cùng để kiểm tra sức khỏe thai kỳ, phát triển kịp thời những dấu hiệu bất thường để chủ động trong mọi tình huống.
Facebook
Twitter
LinkedIn