Trẻ mầm non tự tin hơn nhờ những kỹ năng sống cơ bản

Dạy kỹ năng cho trẻ mầm non là giúp bé ý thức được những việc mình cần làm theo đúng độ tuổi của mình. Những kỹ năng này có thể hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. Vì thế, bậc làm cha mẹ cần có những phương pháp hay nhằm giúp bé nắm vững các kỹ năng sống cần thiết.

1. Kỹ năng quản lý thời gian

Giúp trẻ mầm non tự tin hơn với những kỹ năng sống cơ bản sau
Những kỹ năng này có thể hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. (ảnh minh họa)

Ngay từ những giai đoạn đầu đời, các bậc phụ huynh nên bồi dưỡng cho con có một kỹ năng quản lý thời gian thật tốt.  Đây không phải là một điều dễ dàng, vì thế, phụ huynh cần có phương pháp đúng đắn để mang lại hiệu quả tối ưu.

Bạn có thể đưa ra những quy định về thời gian cho bé (thời gian ăn, chơi, xem ti vi). Đồng thời, bạn nên áp dụng quy định này phù hợp với thời gian biểu của cả nhà. Ngoài ra, hãy tham khảo những bí quyết giúp bé quản lý thời gian sau:

  • Hướng dẫn cho con cách xem đồng hồ để con hiểu hơn về khái niệm và giá trị của thời gian.
  • Đưa con vào khuôn khổ sinh hoạt và học tập theo từng ngày, từng tuần, từng giờ.
  • Dạy con sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên.
  • Khuyến khích bé sử dụng giấy ghi chú để liệt kê những công việc quan trọng.

2. Tự chăm sóc bản thân

Trẻ từ 3 tuổi đã có thể nhận thức được thế giới xung quanh.
Bạn có thể khuyến khích bé tự chăm sóc bản thân từ nhỏ. (ảnh minh họa)

Trẻ từ 3 tuổi đã có thể nhận thức được thế giới xung quanh. Bạn có thể khuyến khích bé tự chăm sóc bản thân từ nhỏ và không nên dựa dẫm vào người khác. Điều này góp phần giúp bé thúc đẩy tính tự lập, tự quyết của mình. Bạn nên tham khảo các cách dạy con của người Nhật để có cách chăm sóc con hiệu quả.

Các bậc cha mẹ nên tạo cơ hội để bé sử dụng thuần thục những kỹ năng cơ bản. Đó là tự thay quần áo, đánh răng, đi giày dép, ăn uống. Những kỹ năng này cần được hỗ trợ rất nhiều từ người lớn. Đồng thời, khi bé tự làm được một điều gì đó, bạn nên tán dương, khuyến khích, động viên tinh thần để bé thực hiện tốt hơn nữa.

[lo_irp post=’102641′]

3. Sắp xếp đồ đạc

Đầu tiên, các bậc phụ huynh nên sắp xếp đồ đặc gọn gàng, đúng nơi quy định.
Bạn nên nhắc nhở bé khi chơi xong cần xếp đồ chơi lại, không vứt đồ bừa bãi. (ảnh minh họa)

Đầu tiên, các bậc phụ huynh nên sắp xếp đồ đặc gọn gàng, đúng nơi quy định. Với những trẻ ở lứa tuổi mầm non, bạn nên nhắc nhở bé khi chơi xong cần sắp xếp đồ chơi lại, không vứt đồ đạc bừa bãi, sử dụng đồ đạc xong phải để lại vị trí ban đầu.

Kỹ năng này sẽ góp phần giúp bé:

  • Rèn luyện tính trách nhiệm
  • Cho bé một không gian thoải mái để vui chơi riêng
  • Hình thành một quy tắc sau mỗi lần chơi (cất đồ chơi gọn gàng theo đúng vị trí ban đầu)

4. Kỹ năng yêu thương và giúp đỡ

Những kỹ năng sống cơ bản giúp trẻ mầm non tự tin hơn mỗi ngày
Khi con có những biểu hiện tốt, bạn nên khuyến khích và khen ngợi con. (ảnh minh họa)

Dạy con biết yêu thương , chia sẻ là một điều vô cùng cần thiết mà phụ huynh nào cũng nên dạy cho con. Bạn bên dạy bé biết kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn các em nhỏ, sẻ chia với bạn bè, hỏi han người khác khi họ ốm đau, bệnh tật.

Bạn có thể cho bé trồng cây hoặc nuôi những loài thú cưng đáng yêu nhằm giúp bé những tình cảm đẹp. Khi con có những biểu hiện tốt, bạn nên khuyến khích và khen ngợi con. Điều này sẽ giúp con ghi nhớ, từ đó sẽ hình thành những thói quen tốt. Dạy con biết yêu thương và giúp đỡ là một trong những nền tảng giúp con rèn luyện một nhân cách tốt, trở thành một công dân có ích sau này.

Facebook
Twitter
LinkedIn