Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé cần đạt trọng lượng gấp đôi so với khi mới sinh để đạt mốc phát triển bình thường. Lúc này, thể trạng của bé đã thay đổi nhiều nên cần được cung cấp lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn và sữa mẹ không còn cung cấp đủ nhu cầu của bé. Vì vậy, các cách nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng luôn được nhiều người mẹ quan tâm và theo dõi.
1. Nguyên tắc khi chuẩn bị các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng
Đối với trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên lưu ý về những yếu tố như lịch ăn, cách cho bé ăn và việc lựa chọn thực phẩm, chế biến đồ ăn như sau:
- Về lịch ăn: 2 bữa/ ngày (lúc 10h sáng và 7h tối). Bữa sáng có thể ăn dặm thịt/ cá/ rau, thực đơn ăn dặm buổi tối với hoa quả nghiền nhuyễn. Bên cạnh đó, mẹ cần đảm bảo cho bé bú sữa mẹ và bổ sung sữa công thức hợp lý.
- Về cách cho ăn: Khi cho bé ăn, mẹ nên để phần thức ăn ra chén sau đó dùng muỗng nhỏ, múc từng muỗng cho bé ăn. Đây là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm nên mẹ không nên ép bé ăn. Nếu bé không thích ăn, mẹ có thể thử lại vào các bữa sau.
- Lựa chọn thực phẩm: Nên lựa chọn những thực phẩm thịt, cá, rau củ quả tươi, ưu tiên các phần thịt mềm.
[lo_irp post=’106594′]
2. Cách nấu các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng
2.1. Cháo tôm băm nhuyễn
Nguyên liệu: 1 nắm gạo đã xay xát, 150g tôm đã rửa sạch (cần bóc vỏ tôm, rút sóng lưng kỹ càng), nước hầm xương, 1/2 muỗng nhỏ dầu ăn.
Cách thực hiện:
- Nấu gạo với nước hầm xương cho đến khi cháo nhuyễn
- Băm nhỏ tôm, cho vào nước ngâm khoảng 1 tiếng sau đó bỏ tôm vào nồi cháo, khuấy đều
- Hạ nhỏ lửa chờ tôm chín, tắt lửa rồi cho dầu ăn vào
- Để cháo nguội sau đó cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn cháo và tôm để giúp bé dễ ăn.
2.1. Cháo bí đỏ hành tây
Nguyên liệu: hành tây, bí đỏ, nước hầm gà, bơ, bột sắn hoặc bột bắp.
Cách thực hiện:
- Xào hành tây với bơ đến khi hành có màu vàng
- Trong khi nấu hành, bỏ bí đỏ vào nồi, thêm nước hầm gà vào nấu khoảng 10 phút, cho hành tây vào.
- Đến khi nguội, cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố xay nhuyễn
- Cuối cùng cho lên bếp đun lại, thêm bột sắn dây hoặc bột bắp vào cho sánh.
2.3. Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt
Nguyên liệu: thịt bò nạc, 30g cà rốt, 30g khoai tây, dầu ăn, hành.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ khoai tây, cà rốt, cắt miếng, nấu mềm rồi xay nhuyễn
- Lọc bỏ gân, mỡ trong thịt bò rồi xay, sau đó đánh đều với 30ml nước
- Cho thịt vào nồi, nấu đến khi chín rồi cho cà rốt, khoai tây đã xay mịn vào cùng.
- Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng dầu ăn, trộn đều để bớt nóng rồi cho bé ăn.
2.4. Cháo rau ngót, đậu hũ
Nguyên liệu: 30g gạo, 30g đậu hũ, 30g rau ngót, 1 muỗng cà phê dầu olive, 300ml nước.
Cách thực hiện:
- Vo sạch gạo, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo
- Đậu hũ tán nhuyễn
- Cắt nhuyễn rau ngót rồi cho vào cháo nấu chín
- Thêm đậu hũ, khi sôi, cho 1 muỗng cafe dầu ăn vào.
3. Lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng
Cháo ăn dặm cho bé 6 tháng cần đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng, tránh điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì thế, bạn cần phải đảm bảo những tiêu chí sau khi nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng:
- Không nên nấu cháo bằng gạo với nước lạnh. Việc sử dụng nước lạnh để nấu cháo làm cho hạt gạo bị trương lên, các chất dinh dưỡng bị nở ra tan vào nước. Thay vào đó, mẹ nên nấu cháo bằng nước nóng để giữ lại dinh dưỡng trong gạo, cho nồi cháo trở nên thơm ngon và dẻo hơn.
- Không nên cho bé ăn một nồi cháo đun đi đun lại cả ngày. Lúc này, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Hơn nữa, bé sẽ ngán khi ăn 2 bữa cùng một mùi vị.
- Không nên rã đông thịt bằng nước nóng. Thay vào đó, mẹ nên rã đông thịt bằng cách để thịt trong ngăn mát tủ lạnh, ngâm trong nước lạnh hoặc dùng lò vi sóng.