Tổn thương mà phụ nữ phải chịu đựng trong quá trình sinh mổ

Sinh mổ là phương pháp chỉ được áp dụng khi sản phụ hoàn toàn không có khả năng trải qua quá trình sinh tự nhiên. Đây là cách sinh giúp hạn chế việc mất sức cho sản phụ.

Tuy nhiên, sự can thiệp của một số loại thuốc lên cơ thể sản phụ kèm theo vết mổ sâu để lấy con sẽ khiến thời gian bình phục kéo dài hơn bình thường.

sinh mổ gây tổn thương ?
Sinh mổ có thể khiến cho mẹ bị một số tổn thương nhất định

Sau đây sẽ là một số tổn thương mà người mẹ phải chịu trong quá trình sinh mổ.

Ảnh hưởng từ việc gây tê tủy sống trong quá trình sinh mổ

Gây tê tủy sống hay còn gọi là gây tê ngoài màng cứng. Được áp dụng cho cả sinh thường lẫn sinh mổ.

Trước ca phẫu thuật lấy con, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng thắt lưng và đặt ống mềm trên màng cứng quanh xương sống để giảm đau liên tục. Đây là cách gây ức chế cảm giác đau khi sinh nở trong khi sản phụ vẫn tỉnh táo.

Phụ nữ sinh mổ sẽ lâu bình phục hơn
Gây tê tủy sống trong quá trình sinh mổ có thể gây ra một số tác dụng phụ (ảnh minh họa)

Dù vậy, việc gây mê này cũng dẫn đến một số tác dụng phụ cho sản phụ như:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Những triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 tuần sau khi sinh.
  • Khoảng 30 – 40% phụ nữ sau sinh bị ngứa toàn thân, thay đổi thính lực, tổn thương hệ thần kinh. Trường hợp nặng còn dẫn đến nhiễm trùng và tê liệt.
  • Một số trường hợp, sản phụ có biểu hiện rau bong non, tiền sản giật ….
  • Nguy cơ xảy ra tai biến như tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng.

Ảnh hưởng từ vết mổ lấy con

Đây là một vết cắt sâu ngang dưới rốn. Vết cắt sẽ xuyên qua lớp da, các lớp mô rồi đến phần tử cung. Cuối cùng, em bé sẽ được mang ra ngoài.

Đây được xem là vết cắt sâu. Tử cung của sản phụ cũng sẽ chịu một vết sẹo. Sẹo này có thể bị nứt trong những lần sinh tiếp theo.

Vết mổ có thể bị viên bởi những lý do sau:

  • Cầm máu không được tốt lúc phẫu thuật.
  • Chăm sóc vệ sinh kém sau sinh
  • Nhiễm trùng ối trước khi sinh

Việc viêm vết mổ được biểu hiện qua sốt cao. Vùng da quanh vết mổ sưng đỏ, đau, bầm tím, mưng mủ.

Vết mổ lấy con là một vết cắt sâu qua nhiều lớp tế mô
Vết mổ lấy con nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể dẫn đến nhiễm trùng (ảnh minh họa)

Sinh mổ không hề dễ dàng hơn sinh theo cách tự nhiên chút nào. Sản phụ vẫn bị đau do vết mổ, do tác dụng phụ của thuốc. Hơn thế nữa, tử cung sau khi mổ đã có sẹo, sẽ rất yếu cho những lần sinh tiếp theo.

Vì vậy, nếu có đủ khả năng sinh con theo cách tự nhiên, các sản phụ không nên lựa chọn phương pháp sinh mổ. Điều này sẽ còn gây ra nhiều biến chứng ngay sau sinh và cả trong những lần sinh kế tiếp.

[lo_irp post=’685′]

Ứ sản dịch sau khi sinh mổ

Nếu sinh theo cách tự nhiên, tử cung co bóp, cổ tử cung mở rộng sẽ giúp đẩy sản dịch ra ngoài dễ dàng hơn. Ngược lại, việc sinh mổ không khiến cổ tử cung mở ra. Sản dịch còn ứ lại sẽ khiến viêm nội mạc tử cung và gây ra nhiễm trùng máu nếu không được xử lý kịp thời.

Ứ sản dịch có thể gây nhiễm trùng máu
Tử cung không co bóp đủ sẽ khiến sản dịch không có cơ hội bị đẩy ra ngoài (ảnh minh họa)
Facebook
Twitter
LinkedIn