Thai chết lưu là tất cả các trường hợp thai đã chết mà còn được lưu lại trong tử cung trên 48 giờ.
Nguy cơ thai chết lưu có thể xảy đến tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Đây là rủi ro bất ngờ khó chẩn đoán trước được. Thai chết lưu có thể dẫn đến nguy hiểm cho người mẹ.
Nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu
5 – 10% nguyên nhân thai chết lưu đến từ tình trạng sức khỏe của người mẹ. Thai phụ có khả năng khiến thai chết lưu khi mắc phải những chứng bệnh như sau:
- Bệnh nhiễm ký sinh trùng như: sốt rét, viêm gan, quai bị, cúm sởi, rubella. Đặc biệt sốt rét ác tính làm thai chết gần như 100%
- Nhiễm tia bức xạ, nhất là thời gian đầu khi mới có thai. Các khiếm khuyết của tử cung như tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển.
- Các bệnh mạn tính như: viêm thận, thiếu máu, suy gan, lao phổi, cao huyết áp, bệnh tim… của người mẹ cũng là nguy cơ chết lưu của thai nhi.
- Tiền sản giật từ nhẹ đến nặng đều có thể dẫn đến thai chết lưu.
25 – 40% nguyên nhân đến từ bất thường của thai nhi như:
- Rối loạn nhiễm sắc thể
- Thai dị dạng: não úng thủy, vô sọ, phù nhau thai
- Bánh nhau bị lão hóa không thể tiếp tục nuôi dưỡng thai nhi già tháng.
- Tình trạng suy dinh dưỡng của thai nhi trong tử cung
Một số nguyên nhân khác chiếm khoảng 25 – 30%
- Sự bất thường của dây rốn như: dây rốn ngắn, quấn quanh cổ, dây rốn xoắn quá mức
- Bánh nhau bị xơ hóa, nhau bong non…
- Tình trạng đa ối hoặc thiếu ối
Người mẹ sẽ gặp nguy hiểm như thế nào khi thai chết lưu không được xử lý kịp thời?
Thai chết lưu không những ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý mà còn là nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe và tính mạng của người mẹ.
Rối loạn đông máu là biến chứng nặng của thai chết lưu. Lúc này, chất thromboplastin có trong nước ối sẽ đi vào tuần hoàn máu của người mẹ, gây ra quá trình đông máu. Từ đó, trong lòng mạch diễn ra sự đông máu rải rác từ từ.
Rối loạn đông máu sẽ dẫn đến việc chảy máu không cầm được nếu có xảy ra chấn thương. Nếu thời gian thai chết lưu lại trong tử cung trên 4 tuần và thai càng lớn thì nguy cơ rối loạn đông máu càng cao.
Bên cạnh đó, thai phụ còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng nhanh và nặng khi ối vỡ lâu. Nhiễm trùng nặng và lan rộng có thể khiến mẹ bị choáng độc tố, nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.
[lo_irp post=’103639′]
Dấu hiệu nhận biết thai chết lưu
Khi thai dưới 20 tuần bị chết lưu, nhiều trường hợp thai chết âm thầm mà không có triệu chứng gì rõ ràng gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Ngoài ra, người mẹ sẽ có những biểu hiện như:
- Ra máu âm đạo tự nhiên, không đau bụng, máu đỏ sẫm hay nâu đen.
- Thai phụ không thấy bụng to lên mặc dù mất kinh và được chẩn đoán có thai đã lâu.
Thai trên 20 tuần bị chết, triệu chứng thường rõ ràng hơn:
- Không cảm thấy thai cử động nữa.
- Bụng không to lên thậm chí bé đi nếu thai chết lâu ngày.
- Hai vú tiết sữa non tự nhiên.
Một số biện pháp làm giảm nguy cơ thai chết lưu
Trước khi có thai:
- Phụ nữ nên làm xét nghiện tầm soát một số bệnh có thể dẫn đến thai chết lưu.
- Nên điều trị trước những bệnh lý mắc phải như đái tháo đường, cao huyết áp…
- Tránh hút thuốc, uống các chất có cồn.
- Tiêm phòng rubella nếu chưa mắc bệnh.
Trong khi mang thai:
- Việc khám thai định kỳ là vô cùng cần thiết để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi.
- Tránh tình trạng nhiễm khuẩn bằng cách giữ vệ sinh cá nhân. Lưu ý vấn đề dinh dưỡng, không ăn thức ăn sống.
- Phát hiện sớm những bệnh lý phát sinh trong thai kỳ như: đái tháo đường, tiền sản giật…