Tiểu đường thai kỳ hình thành khi lượng đường trong cơ thể phụ nữ mang thai tăng cao hơn mức cho phép. Nếu không điều chỉnh lượng đường về mức thích hợp, tiểu đường thai kỳ có thể gây hại đến cả mẹ và thai nhi.
Một số loại thực phẩm hằng ngày sẽ được điều chỉnh theo mức độ hợp lý
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để điều chỉnh lượng carbohydrate trong bữa ăn
Có 2 dạng carbohydrate:
- Tinh bột: là các loại thực phẩm sau khi chuyển hóa sẽ trở thành đường trong cơ thể
- Carbonhydrate đơn giản chính là đường
Năng lượng cần cung cấp cho phụ nữ mang thai trong 1 ngày là 2.300 – 2.400 calories. Trong đó, 65% là tinh bột. Tinh bột này sẽ chuyển hóa thành glucose để duy trì mức năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động.
Lượng tinh bột giới hạn của mỗi thai phụ đều khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thuốc sử dụng và tần suất vận động của cơ thể.
Một số loại thực phẩm có chuyển hóa thành đường với mức độ như sau:
- Gạo, bột yến mạch, và lúa mạch. Trong đó, 1 chén cơm trắng cung cấp 44.2 g đường
Ngoài ra, 15 g đường có trong:
- 1 lát bánh mì 28 g
- 4 – 6 bánh quy giòn.
- 1/4 củ khoai tây lớn nướng
- 1/2 chén thịt hầm
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để giảm thiểu nguy cơ gây hại cho thai nhi
Ngoài việc điều chỉnh lượng tinh bột tiêu thụ vào mỗi bữa ăn, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng nên bổ sung các chất cần thiết như:
Chất xơ: Các thực phẩm chứa chất xơ chuyển hóa thành carbonhydrat một cách từ từ. Điều này sẽ giúp nồng độ đường trong máu luôn giữ ở mức không quá cao. Các thực phẩm chứa chất xơ như ngũ cốc, rau, đậu
Protein không mỡ: cá, thịt, sữa ít béo nên chiếm 20% lượng thức ăn hằng ngày của thai phụ bị tiểu đường.
Ngoài ra, cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi theo tuổi thai. Việc cần làm của thai phụ lúc này là điều chỉnh lượng đường trong máu chứ không phải kiêng khem kém khoa học. Việc kiêng cữ không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
[lo_irp post=’104673′]
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì với những nguyên tắc như thế nào?
- Chọn loại thực phẩm có nhiều chất xơ.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giữ ổn định lượng đường trong máu. Không nên bỏ bữa ăn
- 50% bữa ăn hàng ngày nên là rau củ quả.
- Giảm thiểu các chất béo bão hòa. Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào
- Đảm bảo hấp thu lượng đường chậm và ổn định. Không nên ăn các loại kẹo, uống thức uống có gas. Đây là những thực phẩm khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên nhanh chóng.
- Chỉ nên uống nước ép trái cây pha loãng với nước 1 lần/ ngày.
- Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thai phụ nên kết hợp cùng với việc vận động cơ thể. Thực hiện các bài thể dục có ích cho bà bầu để cơ thể tiêu thụ năng lượng dư thừa, giúp tuần hoàn máu tốt hơn.