Thiếu máu trong thai kỳ và những hậu quả khôn lường

Sức khỏe của thai phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của thai nhi. Trong thời gian mang thai, thai phụ cần một lượng máu dồi dào để cung cấp cho thai và cả cho những hoạt động của chính mình. Thiếu máu trong thai kỳ sẽ mang lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây thiếu máu trong thai kỳ

Theo thống kê, có khoảng 50% phụ nữ mang thai trên thế giới bị thiếu máu, trong đó chủ yếu là thiếu máu thiếu sắt.

Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu. Việc thiếu acid folic cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.

Thiếu máu thai kỳ mức độ nặng có thể gây bất lợi cho mẹ và bé
Thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ (ảnh minh họa)

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến thiếu sắt trong thai kỳ như:

  • Chế độ ăn thiếu chất sắt.
  • Một số chất trong chế độ ăn có thể làm giảm hấp thu chất sắt.
  • Thai phụ mắc một số bệnh như bệnh đường tiêu hóa và bệnh rối loạn chuyển hóa sắt. Những bệnh lý này khiến chất sắt được hấp thu thấp.
  • Chế độ ăn chay, toàn rau , dẫn đến tình trạng thiếu acid folic.
  • Thiếu máu do nhiễm giun móc. Một con giun móc có thể làm mất 0.25ml máu trong một ngày.
  • Nguyên nhân di truyền từ các khiếm khuyết của hồng cầu.
  • Sốt xuất huyết cũng có thể gây ra thiếu máu.

Hiểu được nhu cầu chất sắt và sự thay đổi sinh lý hấp thu chất sắt của phụ nữ mang thai

Nhu cầu chất sắt của thai phụ tăng lên tùy theo trọng lượng cơ thể mẹ và độ lớn của thai nhi. Tổng nhu cầu sắt cho thai kỳ là 1000mg.

Việc hấp thu chất sắt trong thai kỳ cũng rất phức tạp. Giai đoạn đầu, sự hấp thu chất sắt của cơ thể giảm, cải thiện hơn từ tuần thứ 20 và tăng gấp 3 lần khi thai nhi 36 tuần tuổi.

Bổ sung chất sắt cần thiết cho thai phụ theo thai kỳ
Nhu cầu chất sắt của phụ nữ mang thai tăng dần theo thời gian (ảnh minh họa)

Dù có chế độ ăn 2000 kcal/ ngày, thai phụ vẫn có thể gặp tình trạng thiếu sắt. Tình trạng thiếu sắt trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể lên đến 4 – 5 mg/ ngày.

Hậu quả của chứng thiếu máu thai kỳ trên cả mẹ và con

Sắt được vận chuyển cho thai nhi qua nhau. Thai nhi nhận được nồng độ chất sắt bình thường ngay cả khi người mẹ mắc chứng thiếu sắt. Tuy nhiên, sự trữ sắt của thai nhi thấp. Vì vậy, con của các bà mẹ thiếu máu cũng có nguy cơ thiếu máu.

Thiếu máu thai kỳ mang tới hậu quả khôn lường
Thiếu máu thai kỳ có thể dẫn đến sinh non (ảnh minh họa)

Những phụ nữ bị thiếu máu nhẹ mãn tính có thể vượt qua thai kỳ và chuyển dạ sanh mà ít dẫn đến hậu quả xấu. Tuy nhiên, tỉ lệ chết do nhiễm trùng tăng gấp đôi đối với những phụ nữ có nồng độ sắt thấp quá mức bình thường. Người mẹ thiếu máu nặng còn có nguy cơ suy tim trong thai kỳ.

Người mẹ thiếu máu trầm trọng có thể khiến suy dinh dưỡng bào thai và sinh non, thậm chí thai chết lưu.

[lo_irp post=’103928′]

Dự phòng và kiểm soát thiếu máu trong thai kỳ

Có khoảng 30 – 50% phụ nữ bị thiếu máu từ trước khi có thai. Do đó, cần chú trọng chế độ ăn uống đầy đủ chất sắt. Ăn nhiều cá, thịt để gia tăng lượng sắt từ thức ăn tự nhiên.

Dùng sắt 60mg và folate 500 ug mỗi ngày trong 100 ngày cuối thai kỳ có thể giảm tình trạng thiếu sắt trầm trọng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bổ sung chất sắt cho phụ nữ mang thai
Bổ sung chất sắt cho phụ nữ mang thai (ảnh minh họa)

Tăng cường chất sắt từ khi chuẩn bị mang thai.

Tầm soát thiếu máu để phát hiện sớm trước khi có thai.

Cho uống sắt folate đối với cả những phụ nữ không bị thiếu máu.

Facebook
Twitter
LinkedIn