Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là một trong những yếu tố xác định thai nhi có đang phát triển bình thường trong bụng mẹ hay không. Từ đó người mẹ sẽ có biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và duy trì hoạt động sinh hoạt lành mạnh để thai nhi phát triển tốt nhất.
1. Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi.
Với sự phát triển của khoa học hiện nay, việc đánh giá cân nặng thai nhi không còn phức tạp như trước đây. Trong quá trình khám thai, người mẹ thường được bác sĩ cho biết về cân nặng thai nhi của mình. Sau đây là bảng cân nặng thai nhi theo tuần, bạn có thể tham khảo:
[lo_irp post=’101992′]
Lưu ý: Bảng thông kế cân nặng thai nhi theo tuần ở trên chỉ được tính theo mức độ trung bình. Điều này nghĩa là bé có thể lớn hoặc nhỏ hơn so với số liệu trong bảng.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
- Yếu tố di truyền, tuổi tác
- Sức khỏe của phụ nữ mang thai: tiểu đường thai kỳ, béo phì, ốm nghén,…
- Chế độ dinh dưỡng của người mẹ: Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ ăn uống thiếu chất, thai nhi thường sẽ bị nhẹ cân.
- Mức độ tăng cân của người mẹ: Khi người mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng.
- Ở trường hợp đa thai hoặc song thai, cân nặng của bé có thể thấp hơn bình thường
3. Mức tăng cân chuẩn cho phụ nữ mang thai
Ngoài bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi nói trên, bạn cũng nên tham khảo mức tăng cân chuẩn cho phụ nữ mang thai. Điều này giúp mẹ điều chỉnh cân nặng của mình để thai nhi phát triển tốt hơn. Nếu người mẹ tăng cân quá ít, thai nhi có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ sinh non. Ngược lại, khi người mẹ tăng cần quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, khả năng sinh mổ cũng cao hơn bình thường trong trường hợp này.
Mức cân nặng trung bình của phụ nữ mang thai thường được tính dựa trên chỉ số BMI. Đây được gọi là chỉ số khối cơ thể, được tính theo công thức: BMI = trọng lượng cơ thể/ bình phương chiều cao. Chỉ số BMI trong khoảng 18-26 được xem là bình thường.
Theo nghiên cứu, người mẹ nên tăng cân trong khoảng từ 9 – 12kg trong cả giai đoạn thai kỳ. Đối với những người mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16-20kg. Người có mức tăng cân bình thường nên tăng từ 1,5 – 2kg trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những người bị thiếu cân cần tăng thêm khoảng 2,5kg. Bên cạnh đó, những người thừa cân chỉ cần tăng khoảng 1kg. Từ tuần thai thứ 14 – 28, phụ nữ mang thai chỉ cần tăng khoảng 0,5kg/ tuần. Tuy nhiên, những người thừa cân chỉ nên giới hạn khoảng 200-300g/ tuần.
Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ số trên, bạn cũng nên ăn uống điều độ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai. Điều này giúp bạn tránh các bệnh như tiểu đường thai kỳ, sinh non, sinh khó,…
4. Lời khuyên dành cho bà bầu.
Theo một số nghiên cứu, sự phát triển của thai nhi và lượng sữa mẹ tiêu thụ mỗi ngày có mối liên quan mật thiết. Theo đó, 1 ly sữa có thể giúp bé tăng khoảng 41 gram trọng lượng. Vì vậy, nếu bạn đang gặp vấn đề về việc tăng cân cho thai nhi, bạn nên tích cực uống sữa để cải thiện cân nặng nhé!
Nếu bạn gặp vấn đề về trọng lượng thai nhi tăng nhiều, bạn nên luyện tập thể dục. Nghiên cứu cho thấy, việc vận động thường xuyên khoảng 30 phút/ ngày sẽ giúp cân nặng của mẹ và bé luôn đạt chuẩn.