Thay đổi tâm lý khi mang thai lần đầu – Nguyên nhân và những lời khuyên

Mang thai là khoảng thời gian tuyệt vời và quý giá nhất của các chị em phụ nữ. Thế nhưng đôi khi, bạn vẫn chưa quen được với những thay đổi về vóc dáng, sắc mặt hay những cơn thèm ăn, chán ăn. Hơn nữa bạn lo lắng về những thay đổi tâm lý khi mang thai lần đầu. Cùng Gia đình trẻ tìm hiểu để có những cách giải tỏa tâm lý bổ ích nhất nhé!

Nguyên nhân thay đổi tâm lý khi mang thai lần đầu

Bà bầu lo lắng về những thay đổi tâm lý khi mang thai lần đầu.
Những sự thay đổi trên tùy thuộc vào môi trường sống và thể trạng của mỗi người.

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ khiến họ thay đổi tâm lý một cách đáng kể. Điều này tác động không nhỏ đến sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh cảm xúc, thế nên phụ nữ mang thai rất dễ cau có, khó chịu.

[lo_irp post=’22’]

Những sự thay đổi trên tùy thuộc vào môi trường sống và thể trạng của mỗi người. Giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ hân hoan đón chờ niềm vui mới. Trong niềm vui ấy pha lẫn một chút lo lắng và hoang mang. Những thay đổi tâm lý khi mang thai lần đầu đôi khi khiến cơ thể mẹ rã rời, mệt mỏi dẫn đến cáu gắt, bực dọc.

Những thay đổi tâm lý khi mang thai lần đầu

Những sự thay đổi trên tùy thuộc vào môi trường sống và thể trạng của mỗi người.
Thay đổi tâm lý khi mang thai lần đầu đôi khi khiến cơ thể mẹ rã rời, mệt mỏi dẫn đến cáu gắt, bực dọc.

Tam cá nguyệt đầu tiên

Đây là thời điểm hoành hành của những cơn thai nghén thường trực. Trong thời gian này, bà bầu sẽ có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng và hay buồn ngủ. Vì thế họ dễ mang tâm trạng buồn rầu và dễ kích động. Thông thường, phụ nữ có thai mau nước mắt hơn so với tính cách bình thường của họ.

Sẽ rất bình thường nếu như bà bầu luôn cảm thấy lo lắng về khả năng xảy thai. Tâm lý này xảy ra vào những tuần đầu mang thai. Điều này lý giải tại sao trải qua hết tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu sẽ cảm thấy an tâm hơn một chút.

Tam cá nguyệt thứ hai

Đến tam cá nguyệt thứ hai, sự phát triển của thai nhi kích thích quá trình tăng tiết hormone oxitocin. Loại hormone này làm thay đổi tâm lý khi mang thai lần đầu. Nó khơi dậy những cảm xúc bản năng, tác động mãnh liệt đến tâm lý người mẹ.

Vào thời điểm này, sự tương tác, giao tiếp của mẹ và bé trở nên thường xuyên và mật thiết hơn. Mẹ quen dần với cuộc sống có bé và ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình. Vì thế, những cuộc trò chuyện thân thương của mẹ và con trở nên thường xuyên hơn.

Tam cá nguyệt cuối cùng

Thời điểm này, mẹ lại phải lo lắng và hoang mang với những vấn đề mới. Mẹ bầu cảm thấy nặng nề hơn với cơ thể của mình. Mẹ có thể cảm thấy khó thở vì kích thước của bé ngày càng lớn. Thai nhi chèn ép cơ hoành và phổi của bà bầu nên việc đi lại không còn dễ dàng nữa.

Bụng bầu trở nên to hơn, đồng nghĩa áp lực khung xương tăng lên. Vì thế việc giữ thăng bằng với mẹ trở nên khó khăn hơn. Những cơn đau lưng, giãn tĩnh mạch, đau hông, khó thở trở thành những triệu chứng quen thuộc trong tam cá nguyệt cuối cùng này. Vì thế, những giấc ngủ ban đêm của mẹ trở nên không trọn vẹn nữa.

Những gợi ý giúp bà bầu có một tâm lý thoải mái hơn

Thay đổi tâm lý khi mang thai lần đầu
Mẹ nên tham gia những lớp học tiền sản với những bài tập duỗi người.
  • Bà bầu nên thong thả đi dạo, tập những bài thể dục nhẹ nhàng. Điều này giúp tiếp thêm sức lực, tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa mỏi và cứng cơ.
  • Đọc sách để thoải mái, thư giãn đầu óc. Sẽ tốt hơn nếu mẹ đọc những tài liệu về sinh nở, vượt cạn cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh để chuẩn bị chào đón bé con ra đời
  • Tham gia những lớp học tiền sản với những bài tập duỗi người. Những động tác đơn giản trên nền nhạc êm dịu sẽ phần nào tạo niềm vui của mẹ.
  • Khi ngủ, mẹ nên nằm ở tư thế nghiêng, dùng gối để đỡ chân và lưng. Việc ngủ đủ giấc mỗi đêm và ngủ trưa sẽ giúp bạn đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe đến ngày sinh em bé.
  • Tham gia những xét nghiệm, siêu âm định kỳ cũng như các buổi tham thai định kỳ. Điều này giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của cả thai nhi lẫn thai phụ, đảm bảo cho cuộc vượt cạn sắp tới trở nên an toàn hơn
Facebook
Twitter
LinkedIn