Thai nhi tuần 2 – Sự phát triển phôi thai với những sự kiện quan trọng

Thai 2 tuần tuổi là khoảng thời gian làm tổ của hợp tử trong tử cung. Lúc này hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung, tìm một vị trí thích hợp để làm tổ. Cùng Gia đình trẻ theo dõi những đặc trưng của tuần thai này nhé các bạn!

Thai 2 tuần tuổi phát triển và hình thành như thế nào?

Thai nhi tuần 2 sẽ hình thành và phát triển như thế nào?
Thai nhi 2 tuần tuổi là khoảng thời gian làm tổ của hợp tử trong tử cung

Đây là giai đoạn hợp tử tiến hành phân bào sau khi di chuyển từ vòi trứng xuống tử cung. Thời điểm này, hợp tử có dạng quả dâu nên được gọi là phôi dâu. Những ngày tiếp theo, hợp tử tiếp tục phân bào để trở thành túi phôi (phôi nang).

Phôi nang  có cấu trúc hình cầu gồm 3 lớp rõ rệt là khoang phôi nang, khối tế bào bên ngoài và mầm phôi. Khoang phôi nang được hình thành dựa trên sự sáp nhập các túi dịch tăng dần kích thước. Khối tế bào bên ngoài trở thành lớp biểu mô mỏng phát triển thành lá nuôi để tạo nên bánh nhau và các phần phụ của thai. Các tế bào bên trong chính là mầm phôi phát triển thành cơ thể phôi thai.

Thai nhi tuần 2
Thời điểm này, hợp tử có dạng quả dâu nên được gọi là phôi dâu.

Ở điều kiện bình thường, túi phôi sẽ tìm chỗ thích hợp trong lòng tử cung để làm tổ và phát triển. Nó bám chặt vào thành tử cung. Lúc này, nội mạc tử cung cũng dày hơn bình thường để tiếp nhận phôi. Quá trình xâm nhập và làm tổ kéo dài đến ngày thứ 11, 12 sau khi thụ tinh. “Chiếc tổ” này được xác định là túi thai khi người phụ nữ tiến hành siêu âm đầu dò đen trắng.

Hormone thay kỳ hCG (human chorionic gonadotropin)

Chính vào thời điểm này, chị em phụ nữ có thể phát hiện ra khả năng mang thai của mình dựa trên sự tăng trưởng mãnh liệt của hormone hCG. Đây là loại hormone được tiết ra bởi những tế bào hình thành nên nhau thai. Hormone này có thể phát hiện trong máu và nước tiểu của bà bầu.

[lo_irp post=’101201′]

Cuộc sống của mẹ khi thai nhi 2 tuần tuổi thay đổi ra sao?

Trong giai đoạn thai nhi tuần 2, bạn sẽ cảm nhận được sự căng cứng ở vùng xương chậu.
Ở khoảng thời gian thai 2 tuần tuổi bạn sẽ gặp những cảm giác đầy hơi, trung tiện nhiều hơn bình thường là không thể tránh khỏi.

Thay đổi về thể trạng

Để chào đón “thiên thần” bước vào đời sống mình, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi đáng kể. Trong giai đoạn thai nhi 2 tuần tuổi, bạn sẽ cảm nhận được sự căng cứng ở vùng xương chậu. Đôi khi còn bị chuột rút, run rẩy tay chân.

Những cảm giác đầy hơi, trung tiện nhiều hơn bình thường là không thể tránh khỏi. Bạn sẽ cảm thấy một chút buồn nôn vào buổi sáng. Những món ăn bạn từng gọi là khoái khẩu giờ trở nên nhờn nhợn, khó hấp thụ. Các thực phẩm như cá, thịt, cà phê,… sẽ dễ dàng khiến bạn nôn ói.

Ngực của bạn bị cương lên, đầu ngực trở nên nhạy cảm hơn. Bạn đi tiểu nhiều hơn. Mỗi lần đi một lượng nhỏ nhưng không thể nhịn được như trước đây. Thay đổi trên do sự gia tăng khối lượng máu và áp lực tử cung ép xuống bàng quang. Hơn nữa, bạn có thể bị rò rỉ một chút máu cho quá trình túi phôi làm ổ ở thành tử cung.

Thay đổi về mặt cảm xúc

Một chút hồi hợp, lung túng khi đón chờ ngày kinh của mình. Đôi khi bạn còn lo lắng, hoang mang, mẫn cảm hơn, dễ nổi nóng và tâm trạng trở nên bất thường.

Bạn mong chờ có thai nhưng que thử thai lại cho kết quả “một vạch”. Bạn cảm thấy một chút thất vọng và buồn rầu. Trường hợp này, bạn nên tâm sự với chồng hoặc bạn thân. Ngược lại,  khi bạn không hề lên kế hoạch mang thai nhưng phát hiện ra mình có thai, lúc này bạn sẽ cảm thấy một chút lo lắng và căng thẳng.

Lời khuyên dành cho bạn

Bạn nên chủ động và tích cực trong tất cả mọi chuyện, từ những thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt.
Trong giai đoạn thai nhi 2 tuần tuổi, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái. (Photo by: 123rf)

Bạn cần cung cấp vitamin và khoáng chất mỗi ngày để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho bé. Nên chủ động và tích cực trong mọi chuyện, từ những thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt.

Trong giai đoạn thai 2 tuần tuổi, mẹ nên giữ tinh thần thoải mái. Cần loại bỏ những căng thẳng stress. Vì những điều này có thể làm cơ thể mẹ trở nên bất ổn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi thai.

Cuối cùng, mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Cần tránh những hoạt động quá sức ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Facebook
Twitter
LinkedIn