Khi thai nhi 14 tuần tuổi thì chóp tử cung của mẹ đã cao hơn so với xương chậu 16 cm. Điều này chứng tỏ bụng bạn bắt đầu nhô ra, bạn dễ dàng nhận ra mình đang mang thai.
Thai nhi 14 tuần tuổi sẽ hình thành và phát triển như thế nào?
Ở giai đoạn thai 14 tuần này, thai nhi có chiều dài khoảng 10 cm từ đầu đến mông, cân nặng ước lượng khoảng 70g. Em bé có rất nhiều chuyển động như cựa quậy, đá chân,… Thế nhưng bạn vẫn chưa thể cảm nhận được trừ khi bạn đã từng mang thai trước đây. Chân của bé lúc này đã phát triển dài hơn cánh tay. Bé có thể cử động tất cả các khớp chân và tay.
Trong tuần thai thứ 14, bé bắt đầu thực hiện chuyển động mắt qua hai bên. Mặc dù hai mí mắt nhắm chặt, nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng. Điều này được chứng tỏ khi bạn rọi đèn bia vào bụng, bé sẽ di chuyển để tránh ánh sáng.
Tại thời điểm này, bé có thể mở miệng và di chuyển đôi môi của mình. Vị giác của bé được hình thành mặc dù bé không có gì để nếm vào lúc này. Các chuyển động thở hay nuốt liên tục được thực hành. Điều này đảm bảo nước ối luôn được xử lý vào và ra. Tuần này, em bé đã phát hiện ra dây rốn của mình và bám lấy nó. Bạn đừng lo lắng việc bé nắm chặt dây rốn làm lượng máu đang lưu thông bị hạn chế. Bé sẽ buông trước khi xảy ra tình trạng đó.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Trong giai đoạn thai nhi 14 tuần tuổi này, để đảm bảo tốt cho sự phát triển thai nhi, mẹ đã tăng khoảng hơn 2 kg. Đây cũng là lúc mà mẹ quen với những biến đổi của cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những tình huống không mong đợi, cụ thể:
- Mũi ửng đỏ do sự thay đổi nội tiết tố và gia tăng lượng máu qua màng nhầy mũi. Tình trạng này gọi là viêm mũi khi mang thai.
- Chảy máu mũi do tăng khối lượng máu và giãn mạch máu trong mũi.
- Nướu răng nhạy cảm hơn, dễ chảy máu khi đánh răng.
- Bà bầu dễ mắc phải các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa như táo bón, khó tiêu
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, gây khó chịu. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng. Vì trong giai đoạn mang thai, các tế bào sản xuất chất nhầy trong âm đạo đảm nhiệm chức năng bảo vệ chống viêm nhiễm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý giữ gìn vệ sinh vùng kín để tránh tình trạng viêm âm đạo khi mang thai.
- Thời điểm này, các dây chằng và cơ hỗ trợ tử cung to ra làm việc cật lực, đôi khi còn có dấu hiệu phản kháng. Vì thế, bạn mẹ sẽ cảm thấy bị đau nhói mạnh ở hai bên bụng.
Lời khuyên dành cho bà bầu trong giai đoạn thai nhi 14 tuần tuổi
Từ thời điểm thai nhi 14 tuần tuổi này đến thai nhi 18 tuần là khoảng thời gian hợp lý nhất để thực hiện xét nghiệm chọc ối. Xét nghiệm này giúp xác định những rối loạn gen và nhiễm sắc thể. Bạn đừng quá hồi hộp lo lắng về kết quả. Bởi vì đa số phụ nữ đều nhận được tin tốt sau xét nghiệm này.
[lo_irp post=’101531′]
Bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng thường xuyên, sử dụng bàn chải có đầu lông chải mềm mượt. Đánh răng mỗi ngày hai lần và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên. Việc vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng trong suốt giai đoạn thai kỳ. Bởi vì nếu không vệ sinh đúng cách dễ xảy ra các chứng viêm lợi, viêm nướu răng. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ sinh non.
Bạn hãy cố gắng kết nối với bé bằng cách nói chuyện với bé. Bạn có thể đọc một cuốn sách, tạp chí cho bé nghe. Việc tương tác này giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ khi chào đời.
Cuối cùng, nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu. Đó có thể là bơi lội, đi bộ hoặc những bài tập kegel,… Những bài này góp phần rèn luyện thể chất, giúp mẹ có một tinh thần thoải mái để việc sinh nở diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn.