Thai nhi tuần 11 – Tế bào thần kinh được nhân lên nhanh chóng

Khi thai nhi 11 tuần tuổi thì bé đang có sự phát triển vượt bậc : khuôn mặt có hình dáng hoàn chỉnh, tế bào thần kinh được tăng lên theo cấp số nhân,… Cũng chính thời kỳ này, các bộ phận quan trọng trên cơ thể thai nhi trở nên hoàn thiện hơn.

Thai nhi 11 tuần tuổi sẽ hình thành và phát triển như thế nào?

Giai đoạn thai nhi tuần 11
Giai đoạn thai nhi 11 tuần tuổi với sự phát triển vượt bậc (ảnh min họa)

Vào thời điểm này, bé có kích thước như một quả quýt. Chiều dài của bé khoảng 5 cm, nặng 15g. Các bộ phận quan trọng trên cơ thể cũng trở nên hoàn thiện:

  • Ruột phát triển nhanh chóng và đã được sắp xếp gọn trong khoang bụng.
  • Thận bắt đầu thực hiện chức năng của mình. Đó là bài tiết nước tiểu vào bàng quang.
  • Thanh quản của bé được hình thành.

Thai 11 tuần tuổi đã bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Bé có thể xòe bàn tay rồi nắm lại, co chân, nhắm mắt hay chu miệng. Nếu mẹ chèn ép bụng, bé sẽ phản ứng lại bằng cách vặn mình. Tuy nhiên những cử động của bé lúc này rất nhẹ nhàng, mẹ vẫn chưa cảm nhận được.

Các tế bào thần kinh được nhân lên rất nhanh

Khuôn mặt của bé đã bắt đầu hoàn thiện.
Bé bắt đầu có khả năng phản xạ trong giai đoạn thai 11 tuần tuổi (ảnh minh họa)

Đây là điều đặc biệt quan trọng trong sự phát triển thai nhi ở tuần này. Các tế bào thần kinh được tăng lên theo cấp số nhân. Các khớp thần kinh kết nối dây thần kinh đã dần hình thành trong não của bé. Vì thế bé bắt đầu có khả năng phản xạ trong giai đoạn thai nhi 11 tuần tuổi.

Khuôn mặt của bé đã dần hoàn thiện. Các chi tiết trên khuôn mặt được định đúng vị trí ở thời điểm này. Thai nhi bắt đầu hình thành lớp lông tơ bao phủ cơ thể. Lớp lông này có tác dụng bảo vệ làn da của bé khi bé chuyển động trong môi trường nước ối.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Thai nhi tuần 11
Trong tuần này, chứng táo bón luôn là cơn ác mộng của các mẹ bầu (ảnh minh họa)

Giai đoạn này với sự tăng lên nhanh chóng về kích thước thai nhi, tử cung của bạn trở nên lớn hơn. Bạn có thể cảm nhận được phần chóp (đáy tử cung) ở khu vực bụng dưới. Điều này khiến bạn khó chịu mỗi khi ngồi xuống và mệt mỏi vào cuối ngày.

Thời điểm này, bạn gặp những triệu chứng như ợ nóng, cảm giác nóng bức từ phía dưới xương ức đến phần dưới cổ họng. Vì trong quá trình mang thai, nhau thai sản sinh là hormone progesterone. Loại hormone này làm giãn van ngăn cách thực quản với dạ dày gây cảm giác nóng rát khiến mẹ khó chịu.

Bụng bạn trở nên to hơn và vùng da quanh rốn trở nên sẫm màu. Nếu bạn mang thai lần thứ 2 trở lên, bụng bạn sẽ to hơn so với lần mang thai đầu.

Lúc này, hẳn bạn đã quen với việc có thai. Kích thước của bụng đã không còn ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt. Bên cạnh đó, những cơn ốm nghén cũng bắt đầu giảm bớt. Bạn thấy khỏe khắn hơn và có thể gần gũi với chồng sau thời gian dài thai nghén.

[lo_irp post=’101347′]

Lời khuyên dành cho bà bầu mang thai 11 tuần.

Những bài tập sàn chậu lúc này là khá quan trọng.
Bạn có thể bắt đầu cân nhắc tham gia một chương trình tập luyện được thiết kế đặc biệt cho phụ nữ mang thai (ảnh min họa)

Trong tuần này, chứng táo bón luôn là cơn ác mộng của các mẹ bầu. Để phòng ngừa triệu chứng này, bạn nên bổ sung những thực phẩm nhiều chất xơ, uống nhiều nước hơn. Các chất xơ có trong ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu. Những loại này có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột, điều trị táo bón.

Bạn không nên để bụng đói khi mang thai để giữ ổn định lượng đường trong máu. Thay vì ăn 3 bữa một ngày, bạn chia ra từ 5-6 bữa nhỏ. Bên cạnh đó, bạn cần ăn đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng dành cho bà bầu theo nhu cầu để bé phát triển tốt hơn. Bạn có thể tham gia các bài tập thể dục bổ ích khi mang thai để trở nên khỏe mạnh, săn chắc hơn.

Khi thai nhi 11 tuần tuổi thì sự tăng lên lưu lượng máu dễ dàng dẫn đến chứng nghẹt mũi, chảy máu cam, ù tai. Đây là một trong những triệu chứng khi mang thai hết sức bình thường. Bạn nên mang theo khăn giấy bên mình để dùng khi cần thiết nhé!

Facebook
Twitter
LinkedIn