Thở thay thế
Do được chứa đựng trong môi trường nước ối, thai nhi không sử dụng phổi để thở. Lúc này, phổi của bé không có cấu trúc và khả năng hoạt động như phổi của chúng ta. Nó vẫn còn dựa vào nước ối để tiếp tục hoàn thiện.
[lo_irp post=’101202′]
Trong hơn 9 tháng mang thai, người mẹ sẽ đảm nhận việc hít thở thay cho con. Oxy đi vào cơ thể người mẹ, qua các mạch máu, đến nhau thai. Tại đây, oxy và các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa từ mạch máu của mẹ sang dây rốn để nuôi con.
Khí carbon dioxide cũng sẽ từ cơ thể bé đi qua dây rốn và nhau thai, đến hệ thống tuần hoàn mẹ rồi đi ra ngoài khi mẹ thở ra.
Như vậy, thai nhi hoàn toàn dựa vào nhau thai và dây rốn để thực hiện quá trình hô hấp. Một khi bé mới sinh vẫn còn chưa cắt rốn và nhau thai vẫn còn trong bụng mẹ, bé vẫn nhận được oxy từ mẹ.
Đó là lý do một số phụ nữ có thể thực hiện sinh con dưới nước và để nhau thai ra ngoài một cách tự nhiên.
Thực hành thở
Ở khoảng tuần thai thứ 9, thai nhi bắt đầu tập thở. Trong quá trình bé tập thở, nước ối đi vào và đi ra khỏi phổi của bé. Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ mới nhận thấy hiện tượng này rõ rệt hơn nhờ tiếng ọc ạch của nước ối.
Đến tuần 24-28, nước ối sẽ sản xuất ra một chất gọi là surfactant. Chất này sẽ bao phủ lên phổi, khiến các túi khí mở ra. Nếu không đủ chất surfactant thì phổi của bé có thể bị xẹp khi chào đời.
Thở chính thức
Khi dây rốn được cắt, bé bắt đầu tự hít thở bằng phổi của mình. Tiếng khóc chào đời cũng chính là những nhịp thở đầu tiên của bé.
Nếu bé không tự khóc, các bác sĩ sẽ hỗ trợ cho bé khóc. Lúc này, bé tự hít vào và thở ra. Phần nước ối còn lại trong phổi sẽ nhờ đó mà rút cạn dần.
Do có sự thay đổi môi trường đột ngột nên trẻ sơ sinh thường có nhịp thở mạnh để kịp thích nghi. Thời kì sơ sinh trong khoảng 1 tháng tuổi, nhịp thở bình thường của bé là 40 – 60 lần/phút. Bé dưới 6 tháng tuổi có nhịp thở vào khoảng 35 – 40 lần/phút.
Nếu chú ý nhịp thở của bé, bạn cũng có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của bé sau này.