Thai nhi 20 tuần tuổi bé đã phát triển hơn với những chuyển động đạp rõ rệt. Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy những chuyển động này khi ở không gian yên tĩnh hoặc khi ngủ.
Thai nhi 20 tuần tuổi sẽ hình thành và phát triển như thế nào?
Cân nặng lúc này của thai nhi 20 tuần tuổi khoảng 340g, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 27cm. Bé đã phát triển nhanh chóng, mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những cú đạp nhẹ của bé trong tuần này. Đôi khi, bé cũng có những cử chỉ rất đáng yêu như ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn và cả nấc cục.
Thời điểm thai 20 tuần này, lông mày và mí mắt của bé bắt đầu xuất hiện. Móng tay bé xíu đã được hình thành. Lớp mỡ dày lên bên dưới bụng. Điều này khiến bé không còn trông “trong suốt” như cách đây vài tuần nữa.
Bộ phận sinh dục của thai nhi 20 tuần tuổi đã dần rõ ràng. Nếu là bé gái, tử cung và âm đạo của bé được hình thành và định vị đúng chỗ. Nếu là bé trai, tinh hoàn của bé bắt đầu di chuyển xuống bìu (lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn). Sự ảnh hưởng của nội tiết tố sinh sản sẽ khiến bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh to hơn khi vừa vọt lòng. Thế nhưng sau vài tuần, bộ phận này sẽ dần nhỏ lại về kích thước bình thường.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Ở tuần thai thứ 20, mẹ dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Sự phát triển càng nhanh của thai nhi càng làm tăng áp lực lên các mạch máu ở chân mẹ. Bạn có nhiều khả năng mắc chứng bệnh này hơn nếu trong gia đình có người đã từng gặp phải. Bên cạnh đó, bệnh này có thể tệ hơn trong những lần mang thai tới và với những thai phụ đã có tuổi.
Bạn bắt đầu cảm thấy khó thở vì dung tích phổi đang thu lại. Tuy vậy, lồng ngực của bạn bấy giờ được nâng lên phía trên để tạo nhiều không gian, xương sườn dưới di chuyển dần sang hai bên. Đây là dấu hiệu khung xương đang giãn ra để phù hợp với sự lớn lên của thai nhi.
Sự tăng lên của nội tiết tố giới tính duy trì thai làm giãn cơ thành ruột. Điều này khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa gặp nhiều khó khăn. Chứng khó tiêu, ợ nóng thường xuyên xảy ra. Việc cần làm của bạn là tiết chế những cơ thèm cari và thịt nướng lại.
[lo_irp post=’101690′]
Lời khuyên dành cho bà bầu mang thai 20 tuần tuổi
Để phòng tránh và giảm thiểu chứng giãn tĩnh mạch, bạn nên tập thể dục thường xuyên. Những bài tập thể dục cho bà bầu sẽ khiến sức khỏe của mẹ trở nên tốt hơn. Nên nghiêng người về phía bên trái và mang tất khi ngủ. Thực hiện tất tần tật những điều trên sẽ giúp bạn giảm thiểu chứng giãn tĩnh mạch hiệu quả.
Khi mang thai, cơ thể bạn đang tích nước nhiều hơn bình thường. Hiện tượng phù nề sẽ xảy ra khi bạn đứng quá lâu. Gia đình trẻ khuyên bạn nên chọn những đôi giày thoải mái, rộng rãi.
Hãy đề phòng và hạn chế chứng táo bón hằng ngày bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ lượng nước cần thiết.
Chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây: cà rốt, bông cải xanh, quả lê, bơ, chuối, yến mạch,… Bạn nên thận trọng với các loại bánh mì và mì tôm chế biến sẵn. Hậu quả của mì tôm đến sức khỏe bà bầu là không thể lường trước được. Mì tôm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cản trở quá trình chuyển hóa canxi.