Thai nhi 18 tuần – Sắc tố da của mẹ bỗng trở nên thay đổi

Bước đến giai đoạn thai nhi 18 tuần tuổi tức là mẹ đã vượt qua một nửa chặng đường mang thai vất vả nhưng đầy ắp cảm xúc. Lúc này, mẹ nên cùng bố tập trung khoảng thời gian quý báu của mình cho việc chăm sóc thai nhi.

Thai nhi 18 tuần tuổi hình thành và phát triển như thế nào?

Tay và chân của bé đã dần trở nên cân đối với cơ thể.
Ở giai đoạn thai 18 tuần bé có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 15 cm, cân nặng 240g.

Tại thời điểm này, bé có chiều dài khoảng 15 cm, cân nặng 240g. Tay và chân của bé đã dần trở nên cân đối với cơ thể. Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những chuyển động của bé trong thời gian tới.

Các lớp bảo vệ đang được hình thành quanh các dây thần kinh. Vì thế thai nhi 18 tuần bắt đầu hình thành thính giác. Bé có thể nghe được tiếng ồn ngoài tử cung cũng như nhận ra giọng nói của mẹ.

Khắp cơ thể bé được phủ một lớp mỏng màu trắng. Lớp này bảo vệ da bé trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Bé được bao quanh bởi khoảng 300ml nước ối với nhiệt độ được duy trì ở mức cao hơn so với nhiệt độ cơ thể bạn. Đây là môi trường thích hợp cho thai nhi.

Lúc này, tóc của bé bắt đầu phát triển. Tần suất cử động bên trong tử cung nói lên được thai nhi có đang khỏe mạnh hay không.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

thai nhi 18 tuần tuổi
Bước đến giai đoạn thai nhi 18 tuần tức là mẹ đã vượt qua một nửa chặng đường mang thai vất vả nhưng đầy ắp cảm xúc.

Giai đoạn thai nhi 18 tuần tuổi những cơn đau tức ở vùng bụng dưới thỉnh thoảng xuất hiện. Đây có thể là hiện tượng đau dây chằng nâng đỡ tử cung. Do sự lớn lên của thai nhi, dây chằng bị kéo giãn để tương thích với kích thước của bé.

Ở tuần thai thứ 18, tử cung đã cao ngang rốn, bụng của mẹ cũng được lộ rõ. Hơn nữa, vùng từ dưới cánh tay đến eo dần trở nên to hơn. Nếu đây là lần thứ hai mang thai, bụng bạn còn có thể lớn hơn nữa. Bởi vì các cơ bụng ngày càng giãn ra, không còn săn chắc như trước nữa.

Sự thay đổi nội tiết trong cơ thể làm rối loạn sắc tố da. Vì thế khi mang thai, da của bạn dễ bị xỉn màu, lỗ chân lông to. Đa số phụ nữ phải đối mặt với sạm da khi mang thai. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, các vết nám này sẽ biến mất sau khi bé ra đời.

[lo_irp post=’101690′]

Tim của mẹ phải làm việc tích cực hơn bình thường để bơm máu đi khắp cơ thể. Do sự ảnh hưởng của nội tiết tố thai kỳ, các mạch máu sẽ phình to giúp máu lưu thông dễ hơn. Trường hợp này làm chèn ép tĩnh mạnh, có thể gây nên bệnh giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ.

Lời khuyên dành cho bà bầu khi thai nhi 18 tuần tuổi.

Thai nhi 18 tuần sẽ hình thành và phát triển như thế nào?
Trong tuần thai thứ 18, bạn nên tham gia các lớp học tiền sản.

Trường hợp những bà bầu lo lắng về bệnh giãn tĩnh mạch, hãy thường xuyên mang vớ để hỗ trợ đôi chân và nâng đỡ phần bụng dưới. Xây dựng một chế độ ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước nhằm xóa tan nỗi lo bệnh trĩ. Chất xơ có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc, rau và trái cây.

Trong tuần thai thứ 18, bạn nên tham gia các lớp học tiền sản. Điều này giúp bạn có một sự chuẩn bị tốt nhất để đón chào thành viên mới của gia đình. Đồng thời, bạn cũng nên đọc sách, tham khảo những trang web tin cậy để tìm hiểu và khai thác nhiều thông tin hữu ích như: quá trình hình thành và phát triển thai nhi, sự chuyển dạ hay các cách chăm sóc trẻ sơ sinh…

Khi thai nhi 18 tuần tuổi mẹ rất hay bị đau lưng. Vì thế, mẹ hãy học cách bảo vệ lưng và luyện tập hợp lý để cải thiện tình trạng này. Cụ thể, mẹ nên tắm bằng nước ấm, chườm nóng và luyện tập thể dục nhẹ nhàng. Những cách này giúp bạn cải thiện cơn đau một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trường hợp những cơn đau này kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được nghe tư vấn và điều trị kịp thời.

Facebook
Twitter
LinkedIn