Việc chuẩn bị này cần được hoàn thiện khi thai nhi đạt 8 tháng tuổi. Bởi vì mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian tới. Sau đây là danh sách những điều cần chuẩn bị trước khi sinh.
1. Tìm hiểu về quá trình sinh

Việc tìm hiểu và tra khảo thông tin về quá trình sinh con giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn cho việc vượt cạn. Đó là những kiến thức về các giai đoạn của quá trình sinh con từ khi chuyển dạ đến khi bé chào đời.
- Giai đoạn thứ nhất: Cổ tử cung mỏng dần. Tiếp theo nó mở rộng ra khiến các cơn co thắt kéo dài về cả cường độ và nhịp độ.
- Giai đoạn thứ hai: Tử cung giãn hoàn toàn và đẩy thai nhi ra bên ngoài.
- Giai đoạn thứ ba: bắt đầu khi bé được sinh ra và kết thúc khi nhau thai được đẩy ra ngoài.
2. Chọn bác sĩ cho bé yêu

Bạn nên tìm một bác sĩ khoa nhi hoặc một bác sĩ gia đình trong khi đang mang thai. Đừng để đến “nước đến chân rồi mới nhảy”, đặc biệt là khi bé ốm. Bạn nên lựa chọn một bác sỹ uy tín và có kiến thức chuyên môn tốt.
Bạn cần tham khảo ý kiến của nhiều người. Đó có thể là những người phụ nữ mang thai khác hay các bà mẹ bỉm sữa đang nuôi con. Đặc biệt, hỏi kỹ về giờ giấc thăm khám, số điện thoại để đề phòng những trường hợp khẩn cấp nhé!
3. Nói chuyện với những phụ nữ mang thai khác

Việc trò chuyện, tán gẫu với những thai phụ khác giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Hơn ai hết, họ cũng là người đang có những trải nghiệm giống bạn. Vì thế, họ có thể thấu hiểu bạn, đồng cảm với những gì bạn trải qua.
Thông qua kinh nghiệm của những phụ nữ mang thai khác, bạn có thể biết thêm nhiều kiến thức hay. Chẳng hạn như việc chọn bác sĩ cho bé, mua tả giấy,… Cũng có thể bạn cùng họ tham gia các lớp học tiền sản để trang bị những kiến thức cần thiết cho việc sinh nở cũng như việc nuôi con sau đó.
4.Chuẩn bị đồ cho em bé

Việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho em bé là vô cùng cần thiết. Bởi vì có rất nhiều thứ khác nhau cần phải chuẩn bị để quá trình vượt cạn diễn ra theo ý muốn.
- Đồ mặc cho em bé: quần áo, tả giấy, vớ, nón, khăn, yếm,…
- Dụng cụ ăn uống: bình sữa, núm cao su, ly, muỗng,…
- Dụng cụ vệ sinh: khăn giấy, chậu tắm, gạc băng rốn, kem chống hăm, bô cho em bé,…
Ngoài ra, nếu mẹ có ý định cho con ngủ phòng riêng, mẹ cần chuẩn bị và trang trí phòng cho em bé. Phòng của bé nên có cửa sổ, phải thoáng mát và sạch sẽ. Chăn ga, gối đệm cần phải được giặt giũ và vệ sinh sạch sẽ.
Bên cạnh đó, để chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn, mẹ cũng nên chăm chút cho bản thân mình. Mẹ cần chuẩn bị vớ đi trong nhà, băng vệ sinh cho bà đẻ, quần lót giấy, dầu khuynh diệp hoặc dầu chàm dùng để bôi bàn chân, sau tai lúc tắm xong cho ấm người.
[lo_irp post=’158′]
5. Tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Mẹ cần tham khảo sách báo, các trang thông tin khoa học về cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Những kiến thức về thay tả, tắm và massage cho trẻ sơ sinh, cách ẵm bé,… cần được mẹ chú trọng hơn cả. Đồng thời, mẹ cần tìm hiểu các tài liệu về chăm sóc da, giấc ngủ, dinh dưỡng, cân nặng cho trẻ sơ sinh. Việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cũng thật sự cần thiết đấy các mẹ ạ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là chuyện đơn giản. Điều này đòi hỏi sự cẩn thận và tỷ mỉ của người mẹ nhất là trong những tuần đầu tiên. Vì thế mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng về mặt kiến thức cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt hơn nhé!