Sự phát triển thai nhi 39 tuần và những thay đổi trong cơ thể mẹ

Tuần thai thứ 39 là thời điểm gần kề với ngày sinh nở. Lúc này, lớp mỡ dưới da bé đang tiếp tục được tổng hợp để duy trì thân nhiệt sau khi chào đời. Với sự phát triển thai nhi tuần 39, người mẹ không nên lo lắng quá nhiều mà cần chú ý nghỉ ngơi để tránh tình trạng mất sức khi sinh.

1. Sự phát triển thai nhi tuần 39

Bước vào giai đoạn này, cân nặng của thai nhi đạt khoảng 3,2-3,4kg, chiều dài khoảng 50cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Thai nhi 39 tuần tuổi có kích thước như một quả dưa hấu, thông thường bé trai sẽ có cân nặng lớn hơn bé gái.

Sự phát triển thai nhi tuần 39 khiến không gian trong tử cung người mẹ không còn nhiều khoảng trống cho bé hoạt động nữa. Vì thế, vào thời điểm này, bé ít có sự chuyển động hơn trước.

Tuần thai thứ 39 là thời điểm gần kề với ngày sinh nở.
Sự phát triển thai nhi tuần 39. (Nguồn internet)

Thai nhi 39 tuần có nhịp tim nhanh gấp đôi nhịp tim của người mẹ. Các cơ quan chức năng đã hoàn thiện, hệ thần kinh và hô hấp đã hoạt động tốt. Xương sọ của bé chưa khít lại, chúng xếp chồng lên nhau để bé có thể chui lọt qua ngả âm đạo của người mẹ khi chào đời.

Hầu hết lớp lông tơ và các chất nhầy trên da bé đã mất đi. Lớp phấn bảo vệ bên ngoài da của bé cũng bắt đầu bong ra. Lớp mỡ dưới da của bé tiếp tục được tổng hợp để giữ ấm cơ thể bé trước sự thay đổi của môi trường khi bé chào đời. Lúc này, đầu của bé đã di chuyển về phía xương chậu của người mẹ, mặt bé đối diện với cột sống của người mẹ, đây là ngôi thai thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.

2. Sự phát triển thai nhi tuần 39 khiến cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào?

Ở giai đoạn này, người mẹ sẽ cảm thấy sức nặng của thai nhi chèn lên cổ tử cung. Cảm giác này tương tự như khi người mẹ đi lấy mẫu tế bào cổ tử cung để xét nghiệm. Sức nặng càng nhiều nếu đầu của thai nhi đè nặng lên cổ tử cung của người mẹ.

Sự phát triển thai nhi tuần 39 khiến cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào?
Ở giai đoạn này, người mẹ sẽ cảm thấy sức nặng của thai nhi chèn lên cổ tử cung. (Nguồn internet)

Cơ thể người mẹ đang có những sự thay đổi để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới. Cổ tử cung của thai phụ bắt đầu mỏng dần và có thể giãn nở đến 10cm trong suốt quá trình chuyển dạ để bé có thể di chuyển ra ngoài một cách dễ dàng.

[lo_irp post=’106631′]

Bước vào tuần thai thứ 39, dịch âm đạo của người mẹ tiết ra nhiều hơn ở dạng lỏng màu trắng hoặc chất nhầy. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu chuyển dạ. Mặt khác, chuyển dạ có thể bắt đầu với nhiều biểu hiện như những cơn co thắt kéo dài, thai phụ bị chuột rút hoặc có dấu hiệu vỡ ối.

3. Mang thai 39 tuần nên làm gì?

Vào tuần này, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi nhịp tim thai thông qua việc kiểm tra CTG (CTG = Cardiography/ Đo nhịp tim thai). Quá trình kiểm tra giúp bác sĩ biết được hoạt động thở, khả năng vận động cùng lượng nước ối của thai nhi để đánh giá và quyết định nên cho thai phụ chuyển dạ tự nhiên hay giục sinh. Khi có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Mang thai 39 tuần nên làm gì?
Người mẹ nên đi bộ và vận động nhẹ để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới. (Nguồn internet)

Để đảm bảo sự phát triển thai nhi tuần 39, thai phụ cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên, thai phụ nên khắc phục bằng cách nằm ngả lưng trên một chiếc ghế.
  • Uống nhiều nước, bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng.
  • Hạn chế những áp lực, nghe những bản nhạc dành cho phụ nữ mang thai.
  • Đi bộ và vận động nhẹ để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới.
  • Khi những cơn đau thắt bụng dưới kéo dài, thai phụ cần thông báo ngay cho người thân và bác sĩ.
Facebook
Twitter
LinkedIn