Ngày nay, người ta có thể sử dụng phương pháp gây tê và mổ lấy con thay vì mẹ phải dùng sức để đứa bé chào đời. Rất nhiều bà mẹ đã chọn phương pháp sinh mổ vì cho rằng mình không chịu được cơn đau đẻ.
Vấn đề đặt ra là liệu phương pháp sinh có phải là lựa chọn của mẹ bầu hay không? Sự lựa chọn đó phải dựa trên những tiêu chí nào? Lựa chọn nào là tốt nhất cho cả mẹ và con.
Ảnh hưởng của phương pháp sinh thường đối với mẹ
Ưu điểm
- Có nhiều thời gian để chuẩn bị sinh nở
- Thoải mái đi lại và cảm nhận thay đổi trong cơ thể
- Không chịu ảnh hưởng của những loại thuốc gây tê hay kháng sinh khiến ảnh hưởng đến nguồn sữa.
- Nguồn sữa xuất hiện sớm hơn.
- Hồi phục nhanh, đi lại và ăn uống dễ dàng hơn sau sinh.
- Đẻ thường làm cho âm đạo nở rộng ra tự nhiên, có lợi cho bài tiết sản dịch và cũng có lợi cho việc hồi phục tử cung sau khi đẻ.
Nhược điểm
- Mẹ bầu rất dễ mất sức trong lúc rặn đẻ.
- Không thích hợp cho những bà bầu mắc bệnh trong quá trình mang thai.
- Thai nhi to sẽ gây khó khăn cho người mẹ có xương chậu hẹp, tử cung bé.
Phương pháp sinh thường đối với sức khỏe của bé
Ưu điểm
Khi đẻ thường tử cung co vào và mở ra. Sự co giãn của này sẽ cung cấp khá nhiều ôxy và các kích tố cho phổi của trẻ.
Áp lực khi sinh khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của trẻ bị tống ra ngoài. Điều này làm giảm thiểu phát sinh bệnh cho trẻ.
Nhược điểm
Nếu có sự cố xảy ra trong quá trình rặn đẻ, khó mà dùng những biện pháp sinh khác thay thế. Như vậy sẽ rất nguy hiểm nếu thai nhỉ đã tụt xuống cổ tử cung
Ảnh hưởng của phương pháp sinh mổ đối với mẹ
Ưu điểm
- Mẹ bầu không phải chịu cơn đau đẻ kéo dài (có khi lên đến 2 – 3 ngày)
- Không mất nhiều sức mà có thể hoàn toàn tỉnh táo trong khi sinh.
- Ca sinh diễn ra nhanh chóng.
Nhược điểm
- Thuốc gây mê được sử dụng trong quá trình sinh mổ gây ra nhiều tác dụng phụ cho người mẹ.
- Nguồn sữa do tác dụng của thuốc sẽ chậm tiết ra hơn bình thường.
- Khi thuốc hết tác dụng, mẹ có thể đối mặt với cơn đau mổ lâu hơn sau sinh.
- Khả năng nhiễm trùng vết mổ cũng có thể xảy ra.
- Sản phụ mất nhiều máu, nhiều di chứng có thể xảy ra sau khi sinh.
- Do bị thương, sự co thắt tử cung không còn bình thường như trước nữa.
- Vết mổ tử cung sẽ là một vết thương lâu dài ảnh hưởng đến những lần sinh sau. Nếu thai nhi lần sinh sau lớn, mẹ có nguy cơ bị vỡ tử cung.
[lo_irp post=’100987′]
Sinh mổ ảnh hưởng đến bé như thế nào?
- Sinh mổ làm giảm sức ép cần thiết lên phổi của trẻ. Trẻ sinh mổ có thể phát sinh hội chứng trụy hô hấp hoặc viêm phổi.
- Chậm bắt nhịp với môi trường bên ngoài.
- Có thể chịu chung ảnh hưởng của thuốc trong quá trình mổ đẻ.
- Hệ miễn dịch kém hơn so với trẻ được đẻ thường.
Sinh thường hay sinh mổ đều có những ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, việc sinh đẻ theo phương pháp tự nhiên luôn là tốt nhất.
Chỉ khi tình trạng sức khỏe của người mẹ không thể đáp ứng cho việc sinh thường thì lúc đó mới xét đến việc sinh mổ.
Trước khi sinh, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của sản phụ và đưa ra Sản phụ không nên chọn sinh mổ khi khả năng hoàn toàn có thể thực hiện sinh tự nhiên.