Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không?

Trước khi vào phòng mổ, các sản phụ thường có những câu hỏi về ca mổ của mình. Chẳng hạn là sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không hoặc có nên sinh thường sau sinh mổ? Mọi thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

[lo_irp post=’670′]

1. Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?

Theo kinh nghiệm sinh mổ của các người mẹ đi trước, việc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không còn tùy thuộc vào sự chỉ định và xem xét của các bác sĩ.
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ không? (nguồn: internet)

Theo kinh nghiệm sinh mổ của các người mẹ đi trước, việc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ hay không còn tùy thuộc vào sự chỉ định và xem xét của các bác sĩ. Trước khi sinh, bạn sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra quyết định bạn nên mổ lấy thai vào thời điểm nào.

Bạn sẽ được mổ lấy thai trước chuyển dạ khi rơi vào các trường hợp sau đây:

  • Khung chậu của sản phụ gặp bất thường như là bị hẹp, méo.
  • Có vấn đề về nhau tiền đạo hoặc có các khối u tiền đạo cản trở đường xuống của thai nhi.
  • Thai phụ bị cao huyết áp, nhiễm độc.
  • Thai nhi bị suy dinh dưỡng hay bất đồng nhóm máu với người mẹ thì sẽ được tiến hành lấy thai trước khi chuyển dạ.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân sau đây bạn nên mổ lấy thai khi đang chuyển dạ:

  • Người mẹ bị dọa vỡ tử cung, chảy máu âm đạo.
  • Thai phụ bị thiếu máu nặng, đái tháo đường không được kiểm soát.
  • Người mẹ bị ung thư cổ tử cung hoặc đã điều trị vô sinh lâu năm và lần thai này là con so.
  • Dây rau quấn cổ thai nhi hoặc thai nhi quá to.
  • Ngôi thai bất thường hoặc thai nhi đã quá ngày dự sinh nhưng vẫn chưa có tín hiệu ra đời.
  • Đa thai.

2. Những điều cần lưu ý cho phụ nữ sinh mổ lần 2

Khi có thai lần 2, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra vết mổ cũ đã lành hẳn chưa.
Sinh mổ lần 2 nên cách lần 1 từ 5 đến 6 năm. (nguồn: internet)

Một số lưu ý sau đây sẽ giúp ích được cho bạn trong ca sinh mổ lần 2 này:

  • Hãy sử dụng thuốc do bác sĩ kê toa để giảm đau sau khi hết thuốc tê.
  • Bạn nên cho con bú càng sớm càng tốt để gọi sữa về. Đồng thời, sữa non rất tốt cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ sơ sinh.
  • Khi có thai lần 2, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra vết mổ cũ đã lành hẳn chưa. Việc này giúp bạn tránh được các nguy cơ nguy hiểm như: rách vết mổ cũ khi mang thai hoặc vỡ tử cung.
  • Thông báo cho bác sĩ về tất cả thông tin từ ca mổ trước như: có biến chứng gì không, vết mổ lần trước có gặp vấn đề gì không… Điều này giúp bác sĩ dễ dàng chuẩn đoán được những rủi ro và đưa ra biện pháp phòng tránh.
  • Khi mang thai, nếu xuất hiện các cơn đau lạ, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
  • Chuẩn bị tinh thần vững vàng cho ca mổ lần 2. Đồng thời bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, kèm theo chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý.

3. Có nên sinh thường sau sinh mổ?

Theo nghiên cứu, cứ 10 người thì sẽ có đến 7 hoặc 8 người có thể sinh thường sau sinh mổ thành công
Bạn vẫn có thể sinh thường sau khi sinh mổ nếu sức khỏe của mình và bé hoàn toàn tốt. (nguồn: internet)

Theo nghiên cứu, cứ 10 người thì sẽ có đến 7 hoặc 8 người có thể sinh thường sau sinh mổ thành công. Sinh thường hay sinh mổ đều mang lại cho bạn những lợi ích riêng. Tuy nhiên theo các bác sĩ, bạn chỉ nên sinh mổ khi gặp các vấn đề về sức khỏe để thai nhi và bạn được khỏe mạnh sau sinh.

Khi bạn đạt được những yêu cầu bên dưới, các bác sĩ sẽ hoàn toàn đồng ý chỉ định để bạn sinh theo cách tự nhiên sau lần đầu sinh mổ:

  • Không mang thai đôi và thai nhi quá to.
  • Vết thương lần sinh mổ trước không bị bục, rách, nhiễm trùng.
  • Lần sinh mổ đầu không áp dụng lấy thai dọc.
  • Xương chậu không bị nứt, vỡ hay méo hoặc hẹp.
  • Cổ tử cung không bị nhiễm trùng.
  • Khoảng cách giữa hai lần mang thai kéo dài từ 5 đến 6 năm.
  • Sức khỏe của người mẹ phải thật khỏe mạnh.
  • Thai nhi không có vấn đề về tim và có ngôi thai tốt.
Facebook
Twitter
LinkedIn