Theo kinh nghiệm sinh thường của một số phụ nữ đã sinh con đầu lòng, việc rạch tầng sinh môn không đáng sợ như bạn nghĩ.
[lo_irp post=’106233′]
1. Tại sao phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường?
Không phải cứ rạch tầng sinh môn là bạn sẽ đối mặt với những vấn đề khó khăn. Ngược lại, một số trường hợp rạch tầng sinh môn sẽ giúp ích được cho bạn và thai nhi.
Trường hợp thai nhi quá lớn, các bác sĩ sẽ dùng biện pháp rạch tầng sinh môn để đưa bé ra ngoài dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nếu thai nhi có nhịp tim bất thường vào những giây phút cuối khi chào đời, bác sĩ cũng sẽ rạch tầng sinh môn để giữ an toàn cho thai nhi.
Việc cắt tầng sinh môn sẽ được thực hiện theo quy trình đơn giản. Trước khi thực hiện cắt tầng sinh môn, các bác sĩ sẽ gây tê cục bộ hoặc gây mê màng cứng cho thai phụ. Sau đó, họ sẽ dùng kéo để cắt từ 2 đến 4cm ở tầng sinh môn để mở rộng âm đạo và âm hộ của bạn.
Sau khi em bé được đẩy ra ngoài, bạn sẽ được tiêm thêm một mũi gây tê khác để tránh gây đau khi may lại vết rạch tầng sinh môn ấy.
2. Sản phụ rạch tầng sinh môn khi nào có thể quan hệ vợ chồng?
Quan hệ sau sinh là một vấn đề khiến cho nhiều cặp vợ chồng băn khoăn. Đặc biệt là đối với các chị em phụ nữ bị rạch tầng sinh môn khi sinh thường. Theo các bác sĩ, trung bình sau 4 đến 6 tuần, vết rạch tầng sinh môn của bạn đã dần hồi phục.
Vì thế, lúc này bạn có thể bắt đầu quan hệ vợ chồng. Nhưng bạn và chồng cần nhẹ nhàng để tránh gây rách tầng sinh môn. Đặc biệt trong quá trình cho con bú, sữa mẹ sẽ làm giảm estrogen trong cơ thể người phụ nữ khiến họ không còn cảm thấy hưng phấn. Từ đó, âm đạo cũng không tiết ra các chất nhờn, do vậy thời điểm này bạn nên dùng gel bôi trơn để giảm đau và tăng thêm cảm hứng vợ chồng.
Nếu sau khi đã sử dụng biện pháp này mà bạn vẫn còn cảm thấy đau khi quan hệ thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, bạn chỉ nên quan hệ khi sức khỏe đã hồi phục hoàn toàn và có nhu cầu.
Tuyệt đối không nên gượng ép sẽ khiến bạn thêm tồi tệ. Đồng thời, sản phụ không được quan hệ khi vết thương tại tầng sinh môn chưa hồi phục hoàn toàn.
3. Chăm sóc sản phụ bị rạch tầng sinh môn như thế nào?
Sản phụ sau khi rạch tầng sinh môn cần được chăm sóc chu đáo. Một trong những cách giúp bạn giảm sưng và đau tại vết cắt rạch tầng sinh môn, bạn hãy dùng nước đá để chườm vào xương chậu. Cách này có thể được áp dụng ngay sau khi sinh 12 tiếng cho đến khi vết cắt lành hẳn.
Bên cạnh đó, sản phụ cần phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày, không nên thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Ngoài ra, bạn nên mặc những loại nội y rộng để tránh tác động lên vết cắt tầng sinh môn.
Hơn nữa, sản phụ cũng nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hãy bổ sung nhiều trái cây, rau xanh vào thực đơn hàng ngày để tránh táo bón. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống nhiều nước mỗi ngày để việc đại tiện dễ dàng hơn sau sinh.