Mặc dù sinh thường sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích hơn. Nhưng sinh mổ sẽ giúp cho bạn vượt qua quá trình vượt cạn không đau đớn. Vậy quy trình sinh mổ sẽ được diễn ra như thế nào, bạn có biết?
1. Tại sao phải sinh mổ?
Sinh mổ hay sinh thường đều là những phương pháp sinh tốt cho từng đối tượng. Nó sẽ mang lợi cho bạn những ưu điểm và khuyết điểm riêng.
Sinh thường là bạn sẽ sinh con bằng ngã âm đạo. Còn sinh mổ là hình thức sinh con thông qua việc rạch ở bụng và tử cung của người mẹ. Và sinh mổ chỉ được áp dụng cho các thai phụ hoặc thai nhi không đủ sức khỏe để đáp ứng để sinh thường.
[lo_irp post=’107407′]
Quá trình sinh mổ là một ca phẫu thuật lớn và nó sẽ mang lại cho bạn nhiều biến chứng sau sinh hơn sinh thường. Đồng thời, thời gian bình phục sau sinh mổ cũng lâu hơn so với sinh tự nhiên.
Tuy nhiên bạn nên áp dụng phương pháp này khi rơi vào những trường hợp sau:
- Mang đa thai. Đặc biệt là các trường hợp mang thai 3 trở lên đều phải sinh mổ.
- Thai nhi quá lớn hay người mẹ bị tiểu đường cũng sẽ được chỉ định sinh mổ.
- Ngôi thai bất thường.
- Người mẹ có sức khỏe không tốt, không đủ điểu kiện để sinh thường. Hoặc thai phụ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: HIV, bị nhiễm virut…
- Bạn phải sinh mổ lần 2 nếu như vết mổ do ca sinh lần đầu để lại là vết rạch dọc.
2. Quy trình trước khi sinh mổ
Trước khi được đẩy vào phòng mổ, bạn sẽ được gây mê hoặc gây tê tùy theo từng trường hợp. Thông thường, bạn sẽ được giảm đau tại chỗ. Nhưng vẫn có thể bị gây mê hoàn toàn nếu như rơi vào trường hợp khẩn cấp.
Bạn sẽ được gây tê màng cứng hoặc gây mê tủy sống. Việc này giúp bạn không cảm thấy đau khi ca mổ diễn ra nhưng bạn vẫn tỉnh táo và biết rõ mọi việc đang xảy ra.
Khi đã gây tê xong, các bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ vào niệu đạo của bạn để truyền nước tiểu ra ngoài trong quá trình phẫu thuật. Sau đó, bạn sẽ được truyền tĩnh mạch và được đẩy vào phòng mổ.
3. Quy trình sinh mổ được thực hiện như thế nào?
Sau khi đã được đẩy vào phòng mổ các bác sĩ sẽ dùng tấm gạc thấm khử trùng để làm sạch vùng bụng. Sau đó tiến hành các bước sau đây:
- Họ sẽ rạch một đường ngang nhỏ phía trên xương mu.
- Khi thấy cơ bụng, các bác sĩ sẽ bắt đầu dùng tay tách vết mổ, mở rộng để phần bên dưới lộ ra.
- Tới tử cung, bác sĩ sẽ dùng dao rạch thêm một đường ngang. Nhưng nếu tử cung quá dày để rạch ngang thì họ sẽ rạch một đường dọc. Khi bạn được áp dụng phương pháp rách dọc thì lần sinh sau bạn bắt buộc phải sinh mổ.
- Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng tay kéo em bé ra ngoài. Sau khi đưa em bé ra ngoài,các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết mổ.
- Lúc này họ sẽ khâu từ trong ra ngoài bằng các loại chỉ tiêu. Quá trình này sẽ kéo dài hơn quá trình rạch và cần nhiều sự tỉ mỉ. Thông thường phải mất đến 30 phút để khâu lại vết mổ sau khi lấy bé ra khỏi mẹ.
Sau khi ca mổ hoàn thành, sản phụ sẽ được đưa vào phòng hồi sức. Lúc này bạn sẽ được gặp con nếu như nó khỏe mạnh. Tốt nhất bạn hãy cho con bú trong khoảng thời gian này. Bởi nó sẽ giúp bạn kích thích tuyến sữa rất tốt, đồng thời nó cũng rất tốt cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ.