Phương pháp và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Nhờ vào phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé có thể học cách tự cầm các vật dụng như muỗng, nĩa để ăn. Từ đó, bé sẽ tự tin hơn khi xúc thức ăn và dần hoàn thiện kỹ năng nhai nuốt thức ăn. Đây cũng là một trong những phương pháp đặc biệt giúp mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn, hình thành tính cách tự lập cho bé.

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Khác với phương pháp ăn dặm truyền thống, việc ăn dặm kiểu Nhật giúp bé có khả năng hấp thụ những thực phẩm thô từ rất sớm. Bên cạnh đó, việc ăn riêng từng loại thức ăn sẽ giúp bé thích nghi với mùi vị của từng loại. Từ đó, bé không còn nảy sinh tâm lý chán ăn.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Nhờ vào phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé có thể học cách tự cầm các vật dụng. (Nguồn internet)

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật tổng hợp nhiều món ăn, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động một cách tối ưu. Ở Nhật Bản, khi sinh con, người phụ nữ thường nghỉ việc hẳn và ở nhà chăm sóc con mình. Đây là khoảng thời gian họ chăm lo đặc biệt cho việc ăn uống của con mình. Vì thế, nếu xác định xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé, người mẹ cần có kế hoạch cụ thể và thu xếp thời gian biểu hợp lý.

2. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

  • Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé thường đa dạng, không gây cảm giác nhàm chán cho bé khi ăn
  • Xây dựng kỹ năng nhai, nuốt thức ăn giúp bé tiêu hóa một cách dễ dàng hơn.
  • Giúp bé tự do khám phá đồ ăn, xây dựng tính tập trung và kỷ luật khi ăn uống
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé có khả năng hấp thụ những thực phẩm thô từ rất sớm. (Nguồn internet)
  • Cho bé học tập tính tự lập khi ngồi ăn mà không cần sự trợ giúp của người mẹ
  • Giúp bé thoải mái chọn lựa, thể hiện cảm xúc với món ăn
  • Kích thích khả năng vị giác của bé

3. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé

3.1. Những thông số quan trọng

Việc cho bé ăn dặm cần dựa theo những thông số sau, những thông số này giúp đảm bảo dinh dưỡng cho bé trong mỗi bữa ăn.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé
Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé bắt đầu ăn dặm. (Nguồn internet)
  • Thời gian cho bé ăn: buổi sáng lúc 10 giờ và buổi tối trước 19h
  • Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ ngày cho bé 6 tháng
  • Chất đạm: 5-10g (có trong 25g đậu phụ, < 2/3 lòng đỏ trứng)
  • Cháo: 5-30g (gạo. mì, bánh mì)
  • Độ đặc của cháo: tỉ lệ gạo:nước là 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo lứa tuổi của bé.
  • Rau: 5-10g (cà rốt, rau chân vịt, súp lơ xanh, chuối, cà chua, táo,…)

3.2. Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này

  • Đạm: đậu phụ, cá trắng, lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, cá dăm khô shirasu, sữa chua, phô mai tươi,…
  • Tinh bột: cháo gạo, bánh mì, chuối, khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ,…
  • Vitamin: súp lơ xanh, cà rốt, bí đỏ, bắp cải, hành tây, cà chua, củ cải, rau chân vịt, táo, dâu, quýt,…

4. Phương pháp và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng giai đoạn

4.1. Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 5-6 tháng

Vào tuần đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng xay nhuyễn trong cả tuần để bé tập quen dần. Đến tuần thứ 2, mẹ có thể cho bé thử một số loại rau củ dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé ở giai đoạn này cần sự trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn. Giai đoạn này, thức ăn chính cho bé vẫn là sữa mẹ. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm.

Phương pháp ăn dặm kiểu nhật cho bé 5-6 tháng
Vào tuần đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng xay nhuyễn. (Nguồn internet)

Trường hợp bé từ chối ăn trong giai đoạn này, mẹ không nên ép. Lúc này, mẹ có thể ngưng cho em ăn dặm trong 2-3 ngày sau đó rồi thử lại. Hãy cho bé tập làm quen với nhiều dạng thức ăn khác nhau để bé tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Những thực phẩm đó bao gồm: tinh bột (cháo loãng, khoai tây, khoai lang), đạm (bột nếp, đậu phụ, sữa chua, lòng đỏ trứng), và vitamin (cải bó xôi, cà chua, cà rốt, hành tây, củ cải)

4.2. Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 7-8 tháng

Lúc này, bé có thể ăn thức ăn đặc và thô hơn so với giai đoạn trước. Bạn nên chú trọng cho bé làm quen với những vị hỗn hợp. Mỗi ngày, cùng với việc bú sữa mẹ, bạn nên cho bé ăn dặm 2 bữa/ ngày.

Nguồn thực phẩm bé có thể bổ sung trong giai đoạn này:

  • Tinh bột: ngoài những thực phẩm cho bé 5-6 tháng, lúc này bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc,…
  • Đạm: gan, gà, lòng trắng trứng gà (8 tháng tuổi),…
  • Vitamin: lúc này bé có thể bổ sung thêm nấm.

4.3. Phương pháp và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng

Đây là thời điểm mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn theo mỗi bữa ăn. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu phát triển của bé và cho bé thích nghi khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng
Đây là thời điểm mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn theo mỗi bữa ăn. (Nguồn internet)

Bé có thể ăn nhiều thức ăn thô nhiều hơn so với những giai đoạn trước. Mẹ không còn mất nhiều thời gian khi chuẩn bị thức ăn cho bé. Một vài bé phát triển tốt đã có thể học cách nhai thức ăn ở giai đoạn này. Đặc biệt, đây là thời điểm bé có thể ăn được thịt heo, thịt bò và sò.

4.4. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng

Đây là thời điểm mẹ có thể cai sữa cho bé và bắt đầu cho bé ăn các bữa như người lớn với lượng thức ăn vừa phải. Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ nên bổ sung cho bé 2 bữa ăn phụ thông qua việc chế biến các món trái cây ăn dặm. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung thêm sữa để bổ sung canxi và dưỡng chất cần thiết cho bé.

[lo_irp post=’101844′]

5. Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

  • Khi bắt đầu, bạn chỉ nên cho trẻ ăn với lượng thức ăn nhỏ
  • Đa dạng hóa các nguyên liệu nhằm giúp bé tăng cường khả năng nhận biết mùi vị
  • Bữa ăn cho bé cần được đảm bảo đủ 3 nhóm thực phẩm chính: đạm, tinh bột và vitamin theo chuẩn: “đỏ-vàng-xanh”. Bạn nên thường xuyên thay đổi món ăn để bé quen dần với nhiều loại thực phẩm.
Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Khi bắt đầu, bạn chỉ nên cho trẻ ăn với lượng thức ăn nhỏ. (Nguồn internet)
  • Vào thời điểm này, bạn không nên cho muối vào thực đơn ăn dặm của con. Ngoài ra những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại tôm, cua, mực, ốc có thể dễ gây dị ứng cho bé. Vì thế, bạn nên tránh cho bé hấp thu những loại thực phẩm này.
  • Khi thử cho bé ăn một món mới, bạn cần tập cho bé ăn thử khoảng từ 3-4 ngày.
  • Không nên thúc ép bé ăn.
  • Tập cho bé ăn đúng bữa. Bên cạnh đó, bạn có thể tập cho bé cầm muỗng dù điều này có thể làm thức ăn vung vãi khắp mọi nơi.
  • Tham khảo những loại sách dạy con ăn dặm kiểu Nhật, những thông tin chính thống về phương pháp ăn dặm tiên tiến này.

6. Những công cụ hỗ trợ việc ăn dặm của bé

  • Ghế ăn. Đây là công cụ vừa tập cho bé thói quen ăn uống khoa học, vừa tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Yếm ăn: giúp bé thoải mái khám phá đồ ăn mà không vấy bẩn lên quần áo
  • Chén, muỗng, ly tập uống. Bạn nên lựa chọn những loại chén nhựa, muỗng tập ăn bằng silicone vì nướu lợi của bé ở giai đoạn này rất mềm và dễ bị tổn thương.
Ăn dặm kiểu Nhật
Tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé. (Nguồn internet)
  • Khi bạn lựa chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé thì phương pháp này khác với ăn dặm truyền thống là cần nhiều dụng cụ hơn như cối, chày, rây lọc, dụng cụ vắt trái cây, dụng cụ mài rau củ quả.
  • Hộp trữ động: mẹ có thể chọn mua khay trữ đông có nhiều ngăn nhỏ và nắp đậy. Thực phẩm cho bé ăn cần được bảo quản trong hộp này để đảm bảo hương vị tươi ngon, lại vừa dễ dàng cho mẹ chế biến khi rã đông.
Facebook
Twitter
LinkedIn