Cơn đau mồ côi
Sau khi sinh cu Bin, từ viện về nhà, chị Minh Tâm cảm thấy người không khỏe. Những cơn gò co thắt tử cung và cả vết thương mổ khiến chị đau vã mồ hôi. Sức chịu đựng của chị khá kém nên mỗi khi cơn đau trỗi dậy, chị lại thấy mình như bị rút hết sức khỏe. Hầu như người mẹ nào sau sinh cũng đều trải qua cảm giác đau đớn, mệt mỏi này. Đó là việc không thể tránh khỏi nhằm giúp cơ thể hồi phục sau cơn chuyển dạ. Có rất nhiều triệu chứng diễn ra khiến người làm mẹ đầu tiên khá ngỡ ngàng. Đặc biệt là những dấu hiệu xuất huyết ra máu, sữa căng tức, và cả những thay đổi bất ổn trong đời sống tâm lý. Nó như một màng che phủ lấy mẹ và nếu bị chìm nghỉm trong đó, bạn khó thoát ra được khỏi tâm lý tiêu cực và buồn chán.
Vì sinh mổ nên chị Minh Tâm hồi sức khá lâu. Vết mổ dù đã hoàn toàn khô ráo nhưng nó vẫn mang đến cảm giác đau âm ỉ và nhức nhối. Vết mổ không chỉ khiến chị đau tức mà còn chuyển động khó khăn. Mỗi khi cần ngồi dậy cho con bú, chị phải nhờ người phụ đỡ, chưa kể dọc sống lưng của chị mỏi nhừ. Chị phải dùng túi chườm để làm dịu vết đau và vệ sinh vùng kín sạch sẽ để giữ vùng này được sạch sẽ. Bên cạnh đó, chị chọn nằm nghiêng sang một bên để tránh những cơn đau và tích cực đi lại để tránh tình trạng dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch, đẩy nhanh quá trình hồi phục cho cơ thể.
Đi kèm với những cơn co thắt của tử cung là các “cữ” chuột rút nhức nhối ở vùng bắp chân, đầu ngón chân. Nhờ trước đó đã được bác sĩ tư vấn nên chị Tâm không quá lo lắng với triệu chứng chuột rút. Chị tiếp tục cho bé bú sữa mẹ để động tác mút sữa của bé sẽ giúp sản xuất nhanh hormon oxytocin kích thích tử cung co lại, đẩy nhanh tốc độ của quá trình co hồi
Cảm xúc thất thường
Nhiều người cho rằng sự thay đổi về cảm xúc nóng lạnh ở các bà mẹ trẻ có liên quan đến nội tiết tố trong người. Điều này hoàn toàn có cơ sở và nó là tiền đề để chứng trầm cảm sơ sinh manh nha xuất hiện.
Có đến 85% các bà mẹ trẻ bị chứng thay đổi tâm lý tấn công. Từ vui vẻ bạn cảm thấy tâm trạng nặng nề, buồn rầu. Những khoảng lặng chán nản nằm ở nhà trông con khiến bạn như thấy bế tắc, bạn trở nên dễ khóc, cáu kỉnh và cô đơn giữa mọi người. Bên cạnh đó những nỗi lo lắng làm sao tống đi hàng chục kg mỡ thừa, làm sao để bụng thon gọn lại như thời con gái, làm sao da không còn chảy xệ bủng beo, nhiều câu hỏi tại sao vần vũ trong đầu bạn với một khát khao duy nhất là lấy lại vóc dáng ban đầu. Bạn đừng kỳ vọng vào sự “xẹp xuống” nhanh chóng của cơ thể, thay vào đó hãy khỏa lấp nỗi lo bằng sự chăm sóc, ngắm nhìn thiên thần nhỏ thay đổi lớn lên mỗi ngày.
Với những người làm mẹ, việc được sờ, vuốt, hít hà làn da non tơ thơm mùi sữa của con là một trải nghiệm diệu kỳ khó có thể quên. Vì vậy dù em bé mới sinh có những tính nết thất thường, ăn ngủ trái giờ sinh học, bạn hãy coi như đó là thử thách nhỏ với bậc làm cha mẹ. Vì những ai làm bố mẹ trên đời này đều nếm trải đủ những cung bậc cảm xúc mà bạn đang đi qua.
Tiếp xúc da kề da sau sinh là đặc biệt quan trọng. Đặt bé lên ngực để bé lắng nghe nhịp
Hãy mở lòng
Bạn đừng cố ôm đồm tất cả mọi việc khiến mình đã mệt lại càng stress thêm. Hãy chia sẻ việc nhà với anh xã để thắt chặt tình cảm của một gia đình. Để người bạn đời góp sức trong việc chăm sóc bé càng nhiều càng tốt và giúp cả hai cùng trải nghiệm, thích nghi vai trò mới của mình.
Nếu em bé thức đêm, bạn hãy nhờ người thân trông bé để mình có thể ngủ đủ giấc. Khi bạn khỏe, bạn mới có sức chăm cho bé được.