Phụ nữ mang thai có nên ăn trứng vịt lộn hay không?

Có một số lời đồn trong dân gian khiến bà bầu kiêng cữ trứng vịt lộn khi mang thai. Tuy nhiên, việc ăn uống đầy đủ chất mới là rất cần thiết cho cả mẹ và bé trong giai đoạn này. Việc bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không sẽ được giải đáp bằng một số thông tin khoa học như sau:

1. Thành phần dinh dưỡng có trong trứng vịt lộn

Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng:

  • 182kcal năng lượng
  • 13,6g protein
  • 12,4g lipit
  • 82mg canxi
  • 212mg phốtpho
  • 600mg cholesterol
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không
Trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin (ảnh minh họa)

Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.

[lo_irp post=’238′]

2. Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không ?

“Ăn trứng vịt lộn khi mang thai, con sinh ra có nhiều tóc”. Đây là lời mách bảo của dân gian đối với các mẹ bầu nếu muốn con sinh ra có nhiều tóc. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho điều này.

Ngay khi còn là hợp tử, trẻ đã mang những yếu tố di truyền về màu tóc, màu da…Việc tóc dài hay ngắn, ít hay nhiều còn tùy thuộc vào việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không
Trứng vịt lộn cũng chỉ là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất (ảnh minh họa)

Vì vậy, trứng vịt lộn cũng chỉ là một loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất. Nó chỉ có tác dụng khi sử dụng đúng cách và vừa phải. Dung nạp quá nhiều một loại thực phẩm cũng có thể gây phản tác dụng.

3. Bà bầu ăn trứng vịt lộn như thế nào cho khoa học?

  • Trứng vịt lộn có nhiều vitamin A. Nếu ăn loại thực phẩm này quá nhiều sẽ dẫn đến thừa vitamin A có thể gây quái thai hoặc gây khó đẻ do rối loạn cơn co.
  • Mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn nhiều nhất là 2 quả vịt lộn. Không nên ăn cùng lúc 2 quả để tránh tình trạng đầy bụng.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu nếu ăn nhiều rau răm sẽ có nguy cơ sảy thai. Không nên dùng kèm quá nhiều rau răm với trứng vịt lộn.
  • Hàm lượng đạm trong trứng vịt lộn khá cao. Nếu ăn trứng vịt lộn vào buổi tối có thể gây đầy hơi, khó tiêu.
  • Hột vịt lộn không dành cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút.. vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Luộc chín kỹ trước khi ăn.
Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không
Bà bầu nên ăn các thực phẩm đã được nấu chín (ảnh minh họa)

Trứng vịt lộn là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây không phải là thành phần chính khiến con sinh ra có nhiều tóc như dân gian đã nói.

Bà bầu nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ nhiều nguồn khác nhau. Ăn quá nhiều 1 loại thực phẩm sẽ dẫn đến kết quả không tốt.

Facebook
Twitter
LinkedIn