Nước ối được hình thành từ đâu?
Đây là một chất lỏng không màu, bao quanh thai nhi trong tử cung. Ngày thứ 12 sau thụ tinh, nước ối xuất hiện.
Huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp của bé, sinh ra nước ối. Tế bào màng ối cũng tiết ra nước ối. Một phần nước ối được tạo ra từ huyết thanh trong máu của người mẹ.
Như vậy, nước ối được tiết ra từ 3 yếu tố : thai nhi, tế bào màng ối và máu của mẹ.
[lo_irp post=’831′]
Giữa các chất có trong máu của người mẹ và nước ối có một sự trao đổi qua lại ở màng ối. Vì vậy, nước ối luôn được tái tạo. Sự tái tạo mang tính tuần hoàn này được thực hiện thông qua thai nhi nhờ hệ tiêu hóa.
Trong điều kiện bình thường, khối lượng nước ối tăng dần tới cuối kỳ thai.
97% thành phần hóa học của nước ối chính là nước. Ngoài ra còn có muối khoáng, các chất hữu cơ, các chất điện giải, các hormon.
Tác dụng của nước ối
- Trong những tuần đầu, nước ối có nhiệm vụ nuôi dưỡng phôi thai.
- Nó còn đảm nhận chức năng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn, đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối.
- Lúc chuyển dạ sanh, nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của các cơn co tử cung và nhiễm khuẩn.
- Sau khi vỡ ối, tính nhờn của nó bôi trơn đường sinh dục của mẹ giúp thai nhi sinh ra được dễ dàng.
Đa ối
Đa ối xảy ra khi thể tích nước ối trên 2000ml
Nguyên nhân:
- Do một số bất thường về hệ thần kinh trung ương của thai nhi như não úng thủy, thai vô sọ, thoát vị não, cột sống chẻ đôi…
- Bệnh lý của màng ối, bánh nhau, dây rốn, phù nhau thai, thai nhi to
- Bệnh lý của mẹ: tiểu đường, bệnh thận, rối loạn huyết áp khi mang thai, tiền sản giật..
- Đa ối do nhiễm khuẩn: viêm màng ối, viêm mạc tử cung..
Biểu hiện : bụng mẹ to lên nhanh và có cảm giác căng tức khó chịu, mẹ khó thở, đi lại khó khăn, phù hai chân.
Hậu quả:
- Dây rốn quấn cổ thai nhi
- Chuyển dạ sinh non làm tăng tỷ lệ tử vong chui sinh của bé
- Chuyển dạ kéo dài làm bé dễ suy thai, mẹ bị đờ tử cung gây băng huyết sau sanh.
- Vỡ ối đột ngột làm nhau bong non, sa dây rốn, ngôi bất thừờng và thuyên tắc ối.
Cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng đa ối ngay khi phát hiện bất thường.
Thiểu ối hay ít ối, vô ối
Được xác định khi thể tích ối dưới 200ml
Nguyên nhân:
- Do thai thiếu oxy kéo dài
- Dị dạng hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa thai nhi như: hẹp thực quản, không có dạ dày, van niệu đạo sau ở bé nam, bất sản thận
- Do mẹ suy dinh dưỡng, thai suy dinh dưỡng, thai quá ngày sanh, vỡ ối non, vỡ ối sớm.
- Mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ, bệnh tiểu đường, bệnh thận và một số bệnh lý khác.
Biểu hiện:
- Chu vi vòng bụng tăng lên chậm trong khi cảm nhận về hoạt động của thai nhi rõ ràng hơn trước
- Lúc thai máy, đạp có thể khiến bụng mẹ đau đáng kể
Khi có những biểu hiện này, mẹ nên đến bác sĩ để được siêu âm và chẩn đoán về lượng nước ối
Hậu quả:
- Trật khớp háng bẩm sinh, xơ cứng các khớp, tay chân khoèo do không cử động tốt được trong buồng tử cung ít nước ối.
- Thiểu sản phổi gây suy hô hấp ở bé.
- Thiếu ối khi vỡ ối lúc chuyển dạ dẫn đến nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng tử cung ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé
Phòng tránh và khắc phụ tình trạng thiếu ối từ sớm để đảm bảo an toàn cho bé.
Tắc mạch ối
Bình thường nước ối nằm riêng biệt trong buồng ối và không lẫn vào tuần hoàn của người mẹ. Nhưng khi một sự cố xảy ra khiến hàng rào ngăn cách giữa khoang ối và tuần hoàn của mẹ bị vỡ. Điều này khiến nước ối đi vào tuần hoàn máu của mẹ.
Nước ối cùng với nhiều tạp chất từ thai nhi đi đến đâu sẽ gây ra tắc mạch máu đến đó
Biểu hiện chẩn đoán tắc mạch ối:
- Huyết áp bỗng dưng bị tụt đột ngột hay tim ngừng đập.
- Cơ thể bắt đầu tím tái xuất hiện phù phổi, choáng váng
- Biểu hiện thần kinh như: lú lẫn, mất ý thức và co giật.
- Bệnh nhân bị thiếu oxy cấp tính và lâm vào tình trạng hôn mê.
- Xuất hiện bệnh lý đông máu hay chảy máu ồ ạt mà không tìm ra nguyên nhân.
Biến chứng tắc mạch ối là không thể đoán trước hay dự phòng cho mẹ bầu.