Cuộc hôn nhân nào cũng có ít nhiều mâu thuẫn. Hai người sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau với những sở thích công việc khác nhau khi về chung sống dưới một mái nhà dễ nảy sinh những mâu thuẫn và tranh cãi. Họ sẽ phải đối mặt với những khủng hoảng, nghi kỵ lẫn nhau. Cùng Gia Đình Trẻ tìm ra những yếu tố có thể phá vỡ hạnh phúc hôn nhân để có cách ứng xử phù hợp hơn nhé!
Kết hôn khi còn quá trẻ
Theo thông kê số liệu, gần một nửa những cặp kết hôn trước 20 tuổi đã ly dị trong khoảng thời gian 15 năm sau ngày cưới. Con số này bắt đầu giảm dần với những cặp kết hôn ở độ tuổi từ 24-26.
Thông thường, các cô gái trẻ khi vừa bắt đầu mối quan hệ đã cảm thấy nồng cháy và muốn tiến tới hôn nhân. Nhưng thật ra, hôn nhân là một quá trình khó khăn và lâu dài. Phải trải qua một khoảng thời gian nhất định hai bên mới có thể hiểu và thông cảm cho nhau. Việc kết hôn đi đôi với phần trách nhiệm mà cả hai đều phải chấp nhận và tuân theo.
Đừng bao giờ kết hôn cho “bằng bạn bằng bè” hay để làm vui lòng bố mẹ. Hãy tiến tới hôn nhân khi thực sự cảm thấy sẵn sàng!
Không biết quản lý công việc dẫn đến quá tải
Một người có sự nghiệp hoàn hảo là khi họ không để chúng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của mình. Một người đàn ông thành đạt là khi họ biết cân bằng thời gian, công việc và gia đình của mình.
Việc bạn để công việc quá tải, không biết ưu tiên cho việc nào trước có thể sẽ phá vỡ hôn nhân của bạn đấy! Gia Đình Trẻ khuyên bạn nên có một kế hoạch làm việc hợp lý hơn, sẵn sàng từ chối khi sếp muốn bạn làm việc vào cuối tuần. Vì đó là thời gian bạn dành thời gian cho gia đình và con cái của bạn.
[lo_irp post=’100936′]
Không chịu lắng nghe nhau dẫn đến mâu thuẫn
Theo thống kê, có khoảng 56% cặp vợ chồng ly hôn vì lý do mâu thuẫn quá nhiều. Họ không chịu lắng nghe nhau và không ngừng tranh cãi vì họ đều cho mình là đúng.
Đặc biệt, đời sống vật chất thiếu thốn là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình. Những nỗi lo “cơm áo gạo tiền” khiến chúng ta dễ bực bội và dễ nỗi cáu. Điều này dẫn đến những xích mích dẫn đến mâu thuẫn, chiến tranh nặng nề.
Bạn nên ngồi lại nói chuyện với nhau trong những trường hợp này. Cả hai đều cần bỏ chút “cái tôi cá nhân” của mình để dung hòa mọi thứ. Hãy “viết thư” để kịp nói ra những suy nghĩ và tâm tư của mình nhé.
Thiếu sự kết nối giữa vợ và chồng
Chuyện kết hôn là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi người. Nhiều người đặt nó làm niềm hy vọng và mong đợi lớn lao. Thế nhưng cuộc sống hôn nhân đôi khi lại diễn ra một số điều không như ý muốn.
Thiếu kết nối giữa vợ và chồng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bế tắc trong hôn nhân. Chẳng ai muốn phải chung sống mới một người không thể chia sẻ với mình, thiếu kết nối với mình.
Mỗi thành viên trong gia đình cần hòa hợp, kết nối với nhau. Người chồng nên san sẻ công việc nhà và dành thời gian nhiều hơn cho người vợ. Đồng thời, người vợ cũng nên thông cảm công việc của người chồng trong những trường hợp cần thiết.
Sự thay đổi về lối sống quá đột ngột
Lúc chưa kết hôn, mỗi người sống một cuộc sống riêng biệt, không ràng buộc quá nhiều. Thế nhưng khi bước vào cuộc sống hôn nhân, mọi thứ trở nên khác hẳn. Bạn phải học tập rất nhiều để hiểu được những nguyên tắc chung sống với bạn đời.
Những “cậu ấm cô chiêu” giờ đã không còn sự bảo bọc của gia đình trước đó. Thay vào đó, họ phải bước vào một cuộc sống mới. Thậm chí, đôi khi họ phải hy sinh bản thân để thích nghi với cuộc sống đó.
Điều này ít nhiều sẽ nảy sinh những mâu thuẫn và dẫn mối quan hệ đến trạng thái tiêu cực. Tuy nhiên, giai đoạn đầu luôn nhiều khó khăn, thử thách. Chỉ cần bạn có một tình yêu chân thành, luôn trân trọng và tin tưởng đối phương, mọi giông tố đều có thể vượt qua.