Những sai lầm về tài chính khiến cho cuộc sống hôn nhân đổ vỡ

Việc quản lý tài chính không tốt sẽ khiến cho cuộc sống vợ chồng về sau không hạnh phúc. Thậm chí dẫn đến tan vỡ. Vì thế, ngay từ bây giờ bạn nên biết cách quản lý chúng đúng cách và đừng mắc phải các sai lầm sau đây.

1. Không tiết kiệm

Tiết kiệm là việc không thể ngó lơ trong bất cứ thời điểm nào. Dù kinh tế của bạn đang đi lên hoặc đi xuống thì tiết kiệm chính là tiềm lực tài chính vững chắc cho gia đình bạn. Người biết tiết kiệm từ sớm sẽ không thể rơi vào tình trạng túng thiếu.

Tốt nhất, từ bây giờ vợ chồng bạn nên mở một tài khoản ngân hàng. Hằng tháng gửi vào đó một khoản tiền tiết kiệm, cách này sẽ giúp khi nghỉ hưu các bạn sẽ có một số tiền để sinh sống. Thậm chí còn nhận được lãi từ tài khoản ấy.

Cách này sẽ giúp bạn trang trải được cuộc sống vào những ngày ở chăm con.
Bạn nên tiết kiệm từ bây giờ để cuộc sống được an toàn hơn. (nguồn: internet)

Bên cạnh đó, bạn nên có một khoản tiền dùng cho việc khẩn cấp như là đột nhiên thất nghiệp, tiền cho con đi du học… Cách này sẽ giúp bạn trang trải được cuộc sống vào những ngày ở chăm con. Nếu bạn vẫn chưa có con thì mỗi tháng chỉ cần tiết kiệm 1 triệu đồng cũng đã đủ để bạn có cuộc sống an toàn hơn.

2. Tiêu tiền tùy thích

Bạn phải nên biết những khoản nên và không nên chi tiêu trong cuộc sống gia đình. Tuyệt đối không nên chi tiêu tùy thích vì đây chính là nguyên nhân khiến cho nhân sách của bạn bị thâm hụt.

Tuyệt đối không nên chi tiêu tùy thích vì đây chính là nguyên nhân khiến cho nhân sách của bạn bị thâm hụt.
Trước khi mua sắm bạn nên cân nhắc, không nên mua vì sở thích mà không dùng đến. (nguồn: internet)

Mặc dù việc săn hàng khuyến mãi sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi tiêu trong gia đình. Nhưng tốt nhất bạn chỉ nên mua chúng khi có nhu cầu. Tuyệt đối đừng vì khuyến mãi mà mua về rồi không sử dụng đến.

3. Không phân rõ trách nhiệm của mỗi người

Một trong những quy tắc giữ vững tài chính hôn nhân đó là phải phân rõ trách nhiệm của mỗi người. Bạn và bạn đời của mình nên rõ ràng với nhau về vấn đề này để tránh gây tranh cãi về sau.

Trong cuộc sống vợ chồng có rất nhiều thứ để chi tiêu, vì thế hai bạn nên san sẻ với nhau về vấn đề này. Tuyệt đối không nên để vợ hoặc chồng chịu hết trách nhiệm về phần chi tiêu.

Hai bạn hãy cùng bàn bạc với nhau và phân chia trách nhiệm, ai sẽ là người chi trả tiền điện, nước, wifi…, và ai sẽ là người đóng tiền học cho con, chi tiền đi chợ hằng ngày… Cách này sẽ giúp vợ chồng bạn không phải tranh cãi về việc chi tiêu. Đồng thời còn giúp giảm gánh nặng cho mỗi người.

Cả hai bạn đều nên có một tài khoản chung và riêng.
Hãy bảo vệ cuộc sống hôn nhân của bạn bằng cách cân bằng chi tiêu trong cuộc sống. (nguồn: internet)

Cả hai bạn đều nên có một tài khoản chung và riêng. Tài khoản chung sẽ dùng trong trường hợp cả hai đã già hoặc chi cho việc nào đó mà hai bạn muốn.

Tài khoản riêng của mỗi người sẽ giúp bạn làm những điều mình ấp ủ mà không cần phải nài nỉ đối phương chu cấp. Nhưng bạn nên cho bạn đời của mình biết về sự hiện diện của tài khoản này nhé.

4. Không ghi lại các khoản đã chi tiêu

Một trong những bước lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả đó là ghi chép lại những gì đã chi. Việc ghi lại những gì đã chi tiêu rất cần thiết. Vì thế, bạn nên ghi chép mọi khoản chi vào một quyển sổ.

Việc ghi lại những gì đã chi tiêu rất cần thiết. Vì thế, bạn nên ghi chép mọi khoản chi vào một quyển sổ.
Tốt nhât bạn nên ghi lại tất cả những gì đã chi tiêu trong 1 tháng vừa qua. (nguồn: internet)

Việc này giúp bạn có thể so sánh từng tháng với nhau và biết được những gì cần thiết và không cần thiết để chi. Từ đó sẽ giúp bạn có biện pháp chi tiêu hợp lý hơn.

Facebook
Twitter
LinkedIn