Mang thai lần 2 và xác định sinh mổ, các bà mẹ luôn lo lắng về những rủi ro sắp tới. Hãy tìm hiểu kỹ về những gì sắp xảy ra cho cơ thể của mình trong lần sinh thứ 2 này. Chuẩn bị tinh thần cho những tình huống có thể xảy ra và đối diện với chúng một cách mạnh mẽ.
Sinh mổ lần 2 khác gì so với lần đầu?
Sinh mổ ở lần thứ hai, người phụ nữ phải chịu đựng sự tổn thương không kém gì lần đầu. Vết thương mổ ở lần đầu sẽ bị rạch lại lần nữa. Thời gian phục hồi sức khỏe sẽ lâu hơn.
Tùy cơ địa của mỗi người, có người chỉ cần 1 tuần là đã hết đau nhức. Nhưng có những người phải nếm trải sự đau nhức đến tận 2-3 tuần.
Sinh mổ lần 2 có đau không?
Đây là câu hỏi luôn được quan tâm. Tất nhiên trong quá trình mổ, bạn sẽ không cảm thấy đau vì đã được tiêm thuốc tê.
[lo_irp post=’670′]
Nhưng sau khi kết thúc ca mổ, cũng giống như lần đầu, sinh mổ lần 2 vô cùng đau. Thậm chí cảm giác lần này còn tồi tệ hơn lần trước do vết thương xưa bị động lại.
Các cơn đau nhức có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc di chuyển. Dù vậy, nằm yên và tránh cử động không phải là một lựa chọn sáng suốt. Hãy cố gắng trở người, đi lại nhẹ nhàng để tránh tình trạng bị dính ruột sau khi sinh mổ.
Bên cạnh đó, nên cân nhắc về việc sử dụng thuốc giảm đau sau khi sinh mổ lần 2. Mọi loại thuốc sử dụng trong lúc này đều có thể ảnh hưởng đến tuyến sữa của người mẹ
Tốt nhất để hồi phục nhanh hơn, sau khi sinh 24 giờ, bạn nên bắt đầu vận động nhẹ. Chăm sóc vết mổ thật kĩ càng theo sự chỉ dẫn của y tá. Khi có dấu hiệu chảy mũ, sưng vết mổ nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Những lưu ý cho sinh mổ lần 2
Đối với sinh mổ lần 2, người mẹ nên tuân theo những lưu ý sau để tránh những hậu quả đáng tiếc:
- Sau khi sinh 24 giờ, nên cho bé bú và vận động nhẹ .
- Thời gian để có thai cách lần đầu là 2 năm. Đây là khoảng thời gian hợp lý để vết thương sinh mổ lần đầu được phục hồi hoàn toàn. Nghiên cứu cho thấy thời gian sinh mổ lần hai nếu quá gần với lần đầu, trẻ sẽ bị kém phát triển, vàng da, thính giác kém…
- Khi phát hiện có thai lần 2, nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra vết mổ cũ. Việc này giúp giữ an toàn cho người phụ nữ khi mang thai lần 2. Tránh trường hợp bị rách, toạt vết mổ cũ hoặc nghiêm trọng hơn là vỡ tử cung
- Khi mang thai lần 2, việc thai nhi gây áp lực lên vết mổ cũ dẫn đến đau là bình thường. Người mẹ cần lưu ý khi phát hiện những cơn đau lạ. Nếu thấy đau nhói bất thường, đau ngang xương mu trong thời gian dài thì nên đi khám ngay.
- Cần thông báo cho bác sĩ mọi thứ về lần sinh mổ trước để bác sĩ có thể dự đoán những rủi ro có thể xảy ra cho lần sinh thứ 2 này.
- Tiêm phòng đầy đủ và không được bỏ qua các buổi khám định kỳ nào. Điều này hoàn toàn cần thiết cho người mẹ sinh thường lẫn sinh mỗ
- Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, tã lót, quần áo cho bé lẫn mẹ.
Chuẩn bị tinh thần vững vàng
Khi sinh mổ lần 2, người phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro vô cùng nguy hiểm. Đó là nứt vết sẹo cũ, nguy co bị nhau tiền đạo, nhiễm trùng vết mổ, vỡ tử cung… Vì thế, họ rất cần một tâm lý vững vàng, tin tưởng vào các bác sĩ để ca mổ thành công.
Căng thẳng trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến cả người mẹ và thai nhi. Hãy chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để giữ cho tinh thần được vững vàng