Làn da trẻ sơ sinh còn mỏng và rất dễ bị kích ứng. Điều quan trọng là mẹ cần chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ. Sau đây là danh sách 4 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách điều trị, hãy cùng Giadinhtre.vn tham khảo nhé!
Rôm rảy
Vào những mùa nắng nóng, bé dễ ra mồ hôi ở lưng, ngực, bắp tay và bắp chân. Hiện tưởng rôm sảy xảy ra khi tuyến mồ hôi bị đè ép, bín kín làm mồ hôi không thoát ra ngoài được.
Sau đây là cách làm dịu làn da rôm sảy ở trẻ em:
- Cho bé mặc các loại trang phục mỏng, có khả năng thấm hút mồ hôi
- Cần có cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè hiệu quả hơn: thay vì liên tục ôm ấp bé, bạn nên để bé tự do ngồi hoặc nằm chơi ở căn phòng mát. Đồng thời, bạn nên thường xuyên lau người cho bé bằng khăn lạnh giúp làm mát cơ thể của bé.
- Tắm cho trẻ bằng các loại lá tự nhiên như lá mướp đắng, chè xanh,…
- Hạn chế tối đa việc làm trầy các vết rôm sảy để tránh nhiễm trùng.
Mụn nhọt
Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này chủ yếu do tụ cầu gây nên viêm toàn bộ nang lông và những cơ quan xung quanh. Ban đầu, da bé sẽ đỏ sưng sau đó nóng gây cảm giác đau. Tiếp theo, những vết sưng bắt đầu mềm vỡ ra và thành sẹo.
Loại mụn này có thể mọc nhiều nơi trên cơ thể khiến trẻ quấy khóc, không ăn, không ngủ được. Có thể áp dụng một số cách phòng ngừa như sau:
- Tắm rửa bằng nước sạch bằng vải mềm để tránh làm trầy xước.
- Hạn chế cho trẻ ăn những loại trái cây sinh nhiều nhiệt lượng: dừa, mít, xoài, nhãn,…
- Trường hợp mụn mọc nhiều, mẹ nên dẫn bé đến bệnh viện khám để tìm ra nguyên nhân.
Phát ban ở da
Sau khi sinh ra khoảng vài ngày, da bé xuất hiện những mảng ban còn được gọi là phát ban đỏ. Những nốt ban này giống vết muỗi cắn, kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi đốt.
Ban đỏ xuất hiện trên khắp cơ thể bé, đặc biệt là trên mặt, tay và chân. Những vết này thường nổi trong một thời gian ngắn (khi bé được 7-10 ngày tuổi), bạn không nên lo lắng và cũng không cần tốn nhiều thời gian để điều trị cho bé.
Tuy nhiên, để tránh nhiễm khuẩn, bạn nên hạn chế việc làm trầy xước các nốt ban. Đồng thời, bạn cũng cần tắm và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé.
[lo_irp post=’101976′]
Hăm tã
Ở hiện tượng này, da bé xuất hiện các vết mẩn ngứa màu đỏ hoặc bị nứt ở vùng da bé tiếp xúc tới tã. Đây là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ cần điều trị kịp thời cho bé để tránh tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng.
Nước tiểu ứ đọng trong tã và mẹ không thay tã thường xuyên cho bé sẽ khiến bé dễ bị chứng hăm tã. Điều này gây nên dấu hiệu sưng đỏ, nếu không chữa trị thì sinh ra mụn mủ.
Một số cách làm dịu da khi bị chứng hăm tã:
- Thường xuyên thay tã cho bé và giữ cho cơ thể bé khô ráo.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé sau mỗi lần thay tã.
- Khi thay tã, bạn nên chú ý nới lỏng tã, sử dụng tã có lỗ thông khí.
- Bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu thấy trường hợp bé bị sốt, nổi nhiều mụn mủ hoặc bị tiêu chảy.