Nguyên nhân và cách điều trị biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em. Hơn nữa, việc chữa trị không kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là vô sinh ở bé trai và bé gái sau này.

Nguyên nhân gây bệnh

Quai bị là một trong những bệnh lây qua đường hô hấp.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Bệnh quai bị xuất phát từ loại virus có tên gọi là Paramyxoviridae. So với bệnh thủy đậu thì bệnh này ít lây nhiễm hơn. Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ em chưa tiêm phòng quai bị và những người trưởng thành chưa có miễn dịch quai bị. Tuy nhiên, tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh này thường rất thấp.

Quai bị là một trong những bệnh lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một người bệnh hay hắt hơi thì những người xung quanh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Thông thường, môi trường dễ lây lan nhất là các nơi: nhà trẻ, trường học, khu vui chơi,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị

Bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh khá lâu (từ 17-28 ngày).
So với bệnh thủy đậu thì bệnh này ít lây nhiễm hơn. (ảnh minh họa)

Bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh khá lâu (từ 17-28 ngày). Ban đầu, bạn thường không nhận thấy điều gì bất thường ở trẻ cho đến khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu và bắt đầu sốt cao từ 39-40 độ C.

Những biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc bệnh thai bị:

  • Khó chịu, chán ăn, sốt cao, nhức đầu, đau họng và đau góc hàm
  • Khó trò chuyện và nuốt nước bọt.
  • Tuyến mang thai bắt đầu sưng to trong khoảng 3 ngày rồi giảm dần trong một tuần (có thể sưng 1 hoặc 2 bên). Vùng sưng thường lan lên đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài.
  • Ngược lại với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn, bệnh quai bị gây cảm giác đau ở vùng bị nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết.

[lo_irp post=’103881′]

Cách điều trị quai bị

Hiện này chưa có một loại vaccine nào đặc hiệu ở chữa trị bệnh quai bị.
Việc đầu tiên mẹ cần làm là đưa trẻ tới trạm y tế hoặc cơ  sở khám bệnh gần nhất. (ảnh minh họa)

Hiện nay chưa có một loại vaccine nào đặc hiệu để phòng ngừa bệnh quai bị. Vì thế, khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng nói trên, việc đầu tiên mẹ cần làm là đưa trẻ tới trạm y tế hoặc cơ sở khám bệnh gần nhất. Điều này giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh kịp thời và đưa ra những phương pháp chữa bệnh hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây để bệnh thuyên giảm:

  • Xây dựng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý: không vận động nhiều đặc biệt là những bé trai có dấu hiệu sưng tinh hoàn
  • Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
  • Bạn có thể cho bé uống paracetamol nhằm hạ sốt và giảm đau đầu. Nên chọn paracetamol có vị cam hoặc chanh cho bé dễ uống với hàm lượng 1 mg paracetamol/ 1 kg thể trọng. Ngoài ra bạn có thể chườm lạnh cho trẻ bằng những miếng dán hạ sốt.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn
  • Không nên cho trẻ ra ngoài cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu thuyên giảm
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý natri chloric 0.9%. Loại này không chỉ giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả mà còn làm cổ họng của trẻ bớt khô do tuyến nước bọt bị viêm.
  • Không nên tự ý bôi những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai để đề phòng nhiễm độc

Các biến chứng của bệnh

Tất tần tật những điều bạn cần biết về bệnh quai bị ở trẻ em
Việc chữa trị không kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Đối với những bé trai, nếu bé bị sưng, đau, teo tinh hoàn sẽ dẫn đến tình trạng giảm số lượng tình trùng. Hậu quả cuối cùng là vô sinh. Mẹ nên lưu ý những vấn đề này để chữa hết bệnh quai bị cho bé mà không để lại những hậu quả nặng nề. Ngoài ra, bệnh quai bị có thể bùng phát thành dịch lây lan ngoài cộng đồng khi để trẻ tiếp xúc với dịch tiết nước bọt của bệnh nhân, mẹ nên lưu ý hơn về vấn đề này nhé!

Cách phòng bệnh

Bệnh quai bị ở trẻ có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine.
Những bé trên 12 tháng tuổi, cần tiêm 2 mũi cách nhau 6-8 tuần. (ảnh minh họa)

Bệnh quai bị ở trẻ có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine. Những bé từ 9 tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu được tiêm vaccine theo lịch tiêm chủng quốc gia. Bé ở giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất. Tuy nhiên, những bé trên 12 tháng tuổi, cần tiêm 2 mũi cách nhau 6-8 tuần.

Facebook
Twitter
LinkedIn