Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ngủ ngáy ở trẻ em

Ngủ ngáy có thể làm chậm sự phát triển trí não của bé. Chứng ngủ ngáy khiến hạn chế lượng ôxy lên não, làm trẻ mệt mỏi và có thể dẫn đến bệnh tim. Hiểu được nguyên nhân và cách điều trị bệnh sẽ giúp mẹ có cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn, ngăn chặn những những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy

Bệnh ngủ ngáy ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị
Ngủ ngáy là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không ngon giấc. (ảnh minh họa)

Amiđan lớn

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng ngáy và ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện tượng này phổ biến hơn khi trẻ bị cảm lạnh, những trẻ nặng cân hay những trẻ sống trong gia đình có người hút thuốc. Những điều trên làm amiđan to lên và bổ sung những hạch hạnh nhân gây cản trở luồng không khí trong cổ họng.

Nghẹt mũi

Nghẹt mũi do dị ứng hoặc dị dạng của vách ngăn mũi (vùng sụn ở giữa mũi) có thể gây ra bệnh ngủ ngáy ở trẻ em. Điều này làm kém lưu thông khí qua mũi và làm cho các mô mềm ở vòm miệng và cổ rung động.

[lo_irp post=’243′]

Ngưng thở tạm thời khi ngủ

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Ngủ ngáy còn xuất hiện ở những trẻ béo phì hoặc trẻ bị tắc nghẽn cổ họng. (ảnh minh họa)

Ngủ ngáy có thể là một trong những dấu hiệu dẫn đến chứng ngưng thở tạm thời khi ngủ. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này, bé sẽ xuất hiện những tiếng ngáy to theo nhịp đều đều.

Những tác nhân như ô nhiễm không khí, môi trường đông đúc, thiếu vệ sinh, khói xe, khói công nghiệp và đặc biệt là khói thuốc lá đã gây ra hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, ngủ ngáy còn xuất hiện ở những trẻ béo phì hoặc những trẻ bị tắc nghẽn cổ họng cho trào ngược axit dạ dày (ợ nóng).

Cách điều trị bệnh ngủ ngáy ở trẻ em

Bệnh ngủ ngáy ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Theo dõi nhịp thở của trẻ để biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của bé. (ảnh minh họa)
  • Bạn nên đưa bé đi khám nếu thấy chứng ngủ ngáy của bé có liên quan đến những rắc rối sức khỏe. Bệnh này nên được các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng thăm khám.
  • Hạn chế khói thuốc lá trong phòng ngủ của bé. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế cho bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, đông người.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ của bé sao cho hợp lý. Bạn có thể cho bé ngủ trên gối thấp hơn để không gây sức ép lên vùng cổ họng. Hãy lựa chọn một chiếc gối nhỏ, êm, cao khoảng 3-5 cm. Cho bé nằm nghiêng sẽ giúp hạn chế tiếng ngáy tốt hơn cho bé nằm ngửa. Vào mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cổ cho bé.
  • Bạn không nên lo ngại nếu thỉnh thoảng bé mới ngủ ngáy. Tuy nhiên, trường hợp bé ngáy thường xuyên với những tiếng ngáy ngày một to, bạn nên đưa bé đi khám sớm.
  • Trường hợp bé thừa cân, bạn nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé. Bên cạnh đó, bạn cần cho bé luyện tập thể dục, thể thao và tham gia nhiều hoạt động.
  • Theo dõi nhịp thở của trẻ để biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của bé.
Facebook
Twitter
LinkedIn