Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng ốm nghén khi mang thai?

Phần lớn phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đều có biểu hiện ốm nghén. Các triệu chứng ốm nghén khi mang thai luôn gây bất lợi cho thai phụ trong cả việc ăn uống lẫn sinh hoạt.

1. Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén được hiểu là những phản ứng của cơ thể phụ nữ trước những tác nhân từ môi trường xung quanh trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Phần lớn phụ nữ đều trải qua quá trình ốm nghén khi mang thai.

Ốm nghén ảnh hưởng đến sinh hoạt của thai phụ rất nhiều
Vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai (ảnh internet)

Hiện nay, người ta vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng ốm nghén. Tuy nhiên, các giả thuyết đều cho rằng hiện tượng này được hình thành qua sự thay đổi hormone trong cơ thể thai phụ.

Trong thời gian mang thai, các hormone bên trong người phụ nữ có sự thay đổi rất mạnh mẽ. Có thể chính sự khác biệt này dẫn đến những phản ứng khác thường của cơ thể mà trước đó không hề có.

2. Các hormone được xem là nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai

Hormone nội tiết Hcg

Đây là loại chất được tiết ra từ nhau thai. Phương pháp thử thai bằng que thử thai cũng dựa trên sự phát hiện hormone này trong nước tiểu.

Khi mang thai, nồng độ Hcg dao động lên liên tục dẫn đến triệu chứng buồn nôn. Người ta vẫn chưa xác định được Hcg gây buồn nôn như thế nào nhưng đa số các phụ nữ có nồng độ Hcg càng cao thì triệu chứng buồn nôn ốm nghén càng dữ dội.

[lo_irp post=’104359′]

Hormone estrogen

Theo các nhà khoa học, hormone tình dục này có mối liên hện với khứu giác. Khi mang thai, lượng hormone này tăng lên là khứu giác cũng bị ảnh hưởng và nhạy cảm hơn hẳn.

Đây có thể là lý do các thai phụ không thể chịu được mùi lạ hoặc thậm chí mùi hương quen thuộc xung quanh. Việc không thể chịu được mùi dẫn đến phản ứng buồn nôn ốm nghén khi mang thai.

Sự xuất hiện và gia tăng các hormone có thể gây nên triệu chứng ốm nghén
Các hormone thay đổi mạnh mẽ bên trong có thể là nguyên nhân gây ốm nghén (ảnh internet)

Một nguyên do nữa dẫn đến ốm nghén khi mang thai là vì cơ thể thai phụ phản ứng với loại hormone estrogen này. Nếu đã từng uống thuốc tránh thai và bị nôn ói thì đây chính là dấu hiệu cơ thể phản ứng với estrogen.

Progesterone

Hormone này tăng lên đáng kể trong thời gian đầu mang thai. Lượng protesterone tăng sẽ làm giảm nhu động ruột khiến thức ăn tiêu hóa chậm. Việc tích tụ thức ăn trong dạ dày sẽ gây buồn nôn, nôn ói.

3. Giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai bằng cách nào

Tuy chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ốm nghén khi mang thai nhưng chúng ta có thể thấy được tình trạng ốm nghén có sự góp phần của một số tác nhân như:

  • Mùi lạ, mùi thức ăn
  • Tiêu hóa thức ăn không tốt
Tránh các mùi lạ kích thích khứu giác
Hạn chế tối đa các tác nhân bên ngoài khiến thai phụ nôn ói (ảnh internet)

Như vậy, có một số cách để giảm triệu chứng ốm nghén chính là hạn chế các tác nhân trên:

  • Tránh các thức ăn có mùi, môi trường không khí ẩm thấp, khói thuốc lá…để hạn chế tối đa việc khứu giác nhạy cảm có thể dẫn đến nôn ói.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hệ tiêu hóa có đủ thời gian tiêu hóa hết thức ăn. Tránh việc ăn quá nhiều cùng một lúc gây nên thức ăn dư thừa trong dạ dày.
  • Ngủ đủ giấc để cơ thể lấy lại sức sau các cơn nôn ói.
  • Uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi.
Facebook
Twitter
LinkedIn