Nguyên nhân gây mụn và cách điều trị cho bà bầu

Khi mang thai, bạn phải đối mặt với biết bao điều nguy hiểm tới sức khỏe lẫn sắc đẹp của mình. Triệu chứng nổi mụn khi mang thai luôn khiến cho các mẹ bầu hoang mang. Đừng lo lắng, hãy tham khảo cách chữa trị hiệu quả dưới đây, mẹ nhé!

I. Nguyên nhân gây nổi mụn khi mang thai

Vậy tại sao bà bầu lại bị nổi mụn khi mang thai?
Nổi mụn khi mang thai – điều lo lắng của các mẹ bầu. (ảnh minh họa)

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây nổi mụn cho bầu để trị tận gốc. Vậy tại sao bà bầu lại bị nổi mụn khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu phải bắt đầu một sự thay đổi lớn từ bên trong. Đó là sự thay đổi các hormone khiến cho các nội tiết trong cơ thể bị rối loạn. Đây cũng là lý do chính gây ra mụn ở bà bầu.

Bên cạnh đó, nội tiết thay đổi sẽ khiến cho chất androgen tăng cao. Các tuyến bã nhờn vì thế mà hoạt động mạnh làm bít lỗ chân lông và gây mụn. Nhưng mẹ cũng đừng lo lắng, những đốt mụn đáng ghét này sẽ biến mất dần sau khi sinh.

II. Cách điều trị

Chúng tôi biết, bạn đang phải đối mặt với sự tự ti về bản thân. Bạn chẳng còn xinh đẹp vì những đốt mụn khó ưa này. Nhưng đừng vì thế mà hối hả tìm cách điều trị không thông qua bác sĩ.

Khi mang thai, việc mẹ bầu uống thuốc gì và bôi thuốc gì đều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, đừng vội vã hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh sử dụng những loại kem trị mụn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thông thường, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý cũng khiến mụn thuyên giảm rất nhiều. Vậy mẹ bầu đã biết những thói quen hay loại trái cây nào giúp mẹ điều trị nổi mụn khi mang thai không? Đó chính là:

1. Uống nhiều nước

Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị nổi mụn khi mang thai.
Nổi mụn khi mang thai cần uống nhiều nước. (ảnh minh họa)

Nước đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nó giúp đào thải được các chất độc trong cơ thể ra ngoài, trị táo bón cho bầu. Đồng thời, uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ trị được chứng nổi mụn khi mang thai.

Tốt nhất, mẹ bầu hãy uống ít nhất 2 lít/mỗi ngày để duy trì sự tươi tắn cho cơ thể. Như vậy, trung bình mẹ bầu phải uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.

2. Kiwi

Nổi mụn khi mang thai sẽ để lại những vết thêm nám đáng sợ cho mẹ bầu. Nhưng đừng lo lắng vì đã có kiwi “ thần thánh” đây rồi.
Kiwi là một loại trái cây rất tốt cho mẹ bầu trong việc điều trị mụn. (ảnh minh họa)

[lo_irp post=’563′]

Nổi mụn khi mang thai sẽ để lại những vết thêm nám đáng sợ cho mẹ bầu. Nhưng đừng lo lắng vì đã có kiwi “ thần thánh” đây rồi.

Kiwi là một loại quả giàu vitamin B,C,D, canxi, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao. Chính vì vậy nó rất tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn bé. Không những vậy, kiwi còn được xem là một loại trái cây làm sáng da, điều trị vết thâm nám hiệu quả cho mẹ bầu.

3. Trái cây họ nhà cam, quýt

Cam, chanh hay quýt là một loại trái cây giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng của mẹ và bé
Cam không những tốt cho sức khỏe mà còn bảo vệ da cho phụ nữ mang thai rất tốt. (ảnh minh họa)

[lo_irp post=’363′]

Cam, chanh hay quýt là một loại trái cây giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng của mẹ và bé. Mặc khác, nó còn có chứa beta carotin. Một chất giúp bảo vệ da vô cùng hiệu quả cho mẹ bầu.

Một công dụng tuyệt vời mẹ chưa biết về nó chính là giảm sẹo, mờ thâm từ mụn. Vì thế mẹ bầu hãy bổ sung thêm một cốc nước cam, chanh mỗi ngày cho làn da khỏe mạnh.

4. Chuối

Do đó, nó có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể cũng như làm đẹp cho da.
Nổi mụn khi mang thai hãy ăn chuối. (ảnh minh họa)

Tại sao chuối lại nằm trong nhóm trái cây có thể điều trị mụn khi mang thai.  Vì trong chuối có đến 11 loại dưỡng chất, 6 loại vitamin và 8 loại axit amin mà cơ thể con người không thể tạo ra được.

Do đó, nó có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể cũng như làm đẹp cho da. Không những vậy, chuối còn có tác dụng trị táo bón cho mẹ bầu rất hữu hiệu.

III. Một số mẹo hay cho mẹ bầu.

Để phòng tránh nổi mụn khi mang thai, mẹ bầu nên rửa mặt sạch 2 lần/ngày.
Mẹo vặt cho mẹ bầu bị nổi mụn. (ảnh minh họa)
  • Để phòng tránh nổi mụn khi mang thai, mẹ bầu nên rửa mặt sạch 2 lần/ngày. Lưu ý không được dùng khăn lông để lau vì như thế nó sẽ hút đi mất độ ẩm tự nhiên mà da vốn có. Thay vào đó, bầu hãy dùng khăn giấy để thấm hút từ từ.
  • Đối với bà bầu đang bị nổi mụn không nên ra đường từ 10 giờ đến 16 giờ. Việc này sẽ giúp tránh được sự thâm nám do nắng gây ra trên da của mẹ bầu. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bầu hãy sử dụng kem chống nắng và che chắn kĩ lưỡng.
  • Luôn mang giấy thấm dầu bên người để thấm hút lượng bã dầu dư trên da mặt.
  • Khi ra ngoài phải luôn đeo khẩu trang. Điều này giúp ngăn cản bụi bẩn xâm nhập vào da gây mụn.
  • Không được nặn, hút mụn vì sẽ để lại sẹo trên da.
Facebook
Twitter
LinkedIn