Người Hàn Quốc đón Tết cổ truyền như thế nào?

Hàn Quốc là một quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, đất nước này vẫn giữ những nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Á Đông. Giống như Việt nam, ngày Tết cổ truyền của người Hàn Quốc (Seollal) rơi vào ngày 1/1 âm lịch.

Đây được xem là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm. Vào ngày này, người dân Hàn Quốc thường tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật cổ truyền và những trò chơi dân gian. Đây cũng là dịp các gia đình Hàn Quốc tập trung dọn dẹp nhà cửa và ngồi quây quần bên nhau.

Chuẩn bị quà tặng và mua sắm

Khoảng một tuần trước ngày Tết, người dân Hàn Quốc sẽ mua sắm và chuẩn bị đồ đạc kỹ lưỡng. Vào những ngày này, các cửa hàng, siêu thị và chợ đều trở nên bận rộn. Mọi người mua sắm quà để tặng cho người thân trong gia đình và bạn bè.

Chuẩn bị quà tặng và mua sắm
Ngày Tết cổ truyền của người Hàn Quốc (Seollal) được xem là ngày lễ lớn nhất trong năm. (Nguồn internet)

Thông thường, quà tặng ngày Tết thường phụ thuộc vào tình hình kinh tế và xu hướng năm đó. Đó có thể là nhân sâm, mật ong, các mặt hàng về sức khỏe, phiếu massage, cá hồi, cá khô, hoa quả,…. Ngoài ra, họ còn dành tặng nhau những vật dụng nhà tắm như xà phòng, dầu gội, kem đánh răng,..

Đồng thời, người Hàn cũng mua sắm những thực phẩm dùng cho việc thờ cúng. Những thực phẩm đó bao gồm rau, thịt, cá, trái. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này cần được lựa chọn kỹ càng về hình dáng, màu sắc và độ tươi ngon.

Đón giao thừa

Tương tự như ở Việt Nam, người Hàn Quốc cũng có phong tục đón giao thừa. Vào buổi tối trước giao thừa, người Hàn thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Sau đó, họ mặc trang phục truyền thống (hanbok) hoặc những bộ quần áo mới, đẹp nhất để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên.

Tương tự như ở Việt Nam, người Hàn Quốc cũng có phong tục đón giao thừa.
Mâm cỗ cúng giao thừa. (Nguồn internet)

Đặc biệt, vào đêm giao thừa, người Hàn thường đốt các thanh tre trong nhà với ý niệm xua đuổi tà ma. Họ quan niệm rằng không nên ngủ vào đêm giao thừa vì nếu ngủ, sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi, tinh thần kém minh mẫn khi thức dậy.

Khi cử hành nghi lễ, các thành viên sẽ tụ họp và dâng đồ ăn, thức uống lên tổ tiên. Đồ thờ cúng được bày trên mặt bàn giữa nhà cùng với rượu gạo. Mâm cỗ cúng đêm giao thừa thường có hơn 20 món. Trong đó, ttok-kuk và món cay kim chi là những món không thể thiếu. Ttok-kuk là một món ăn truyền thống ở Hàn Quốc, được nấu từ bánh gạo và thịt bò hoặc thịt gà thái mỏng.

Đây là món canh đem lại nhiều may mắn trong tương lai.
Ttok-kuk là một món ăn truyền thống ở Hàn Quốc. (Nguồn internet)

Theo quan niệm, đây là món canh đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Bên cạnh đó, mâm cỗ còn những món khác như cá khô, thịt bò khô, hoa quả, hồng khô, bánh bao hấp,…

[lo_irp post=’106877′]

Nghi lễ đón năm mới

Buổi sáng mùng 1 được xem là thời khắc quan trọng nhất với mỗi người dân Hàn Quốc. Trong ngày này, các thành niên trong gia đình đều mặc trang phục truyền thống và tiến hành nghi lễ cúng tổ tiên gọi là Chesa. Nghi lễ này do người con trai trưởng chủ trì.

Nghi lễ đón năm mới
Con cái sẽ cúi lạy ông bà, cha mẹ và chúc sức khỏe trong năm mới. (Nguồn internet)

Tiếp sau lễ Chesa là lễ Seba. Lúc này, con cái sẽ cúi lạy ông bà, cha mẹ và chúc sức khỏe trong năm mới. Với những trẻ nhỏ, sau khi cúi lạy sẽ được người lớn mừng tuổi. Những món đồ mừng tuổi khá đa dạng. Đó có thể là tiền, vàng, ngọc, đá quý hoặc một đồ vật giá trị nào đó.

Khi kết thúc buổi lễ, cả nhà ngồi quây quần bên nhau và thưởng thức mâm thức ăn chào đón năm mới. Đến lúc mọi việc xong xuôi, các thành viên trong gia đình sẽ đi chúc tết hàng xóm, bạn bè, đi thăm mộ và du xuân.

Facebook
Twitter
LinkedIn