Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai hiện nay. Vậy liệu khi mắc loại bệnh này, phụ nữ có tiến hành sinh thường được hay không?
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở các bà bầu
Ở một số mẹ bầu, bệnh trĩ đã xuất hiện từ khi chưa có thai. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số mẹ khi mang thai đến những tháng cuối thai kỳ lại bị trĩ. Nguyên nhân là do:
- Trọng lượng thai nhi ở những tháng cuối thai kỳ gây áp lực lên vùng chậu của mẹ bầu. Điều này khiến cho các tĩnh mạch bị căng lên gây sưng, lâu dần hình thành búi trĩ.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ trầm trọng, gây táo bón ở mẹ bầu. Hiện tượng này chính là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Mẹ bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không?
[lo_irp post=’100943′]
Bà bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không? Điều này còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của căn bệnh. Nếu mẹ bầu chỉ bị trĩ ở mức độ nhẹ vẫn có thể sinh thường như bao mẹ khác. Nhưng mẹ bầu không thể tránh khỏi việc búi trĩ lòi ra ngoài và đau hơn sau khi sinh do sự rặn đẻ.
Bên cạnh đó, theo bác sĩ, đối với các mẹ bầu bị bệnh trĩ quá nặng, búi trĩ đã lòi ra ngoài và thường xuyên bị chảy máu, mủ thì tuyệt đối không được sinh thường. Lúc này sinh mổ sẽ an toàn cho sức khỏe của mẹ lẫn bé. Sinh mổ sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng trĩ sẽ nặng và khó điều trị hơn sau sinh.
Cách điều trị trĩ cho mẹ bầu
Mẹ bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không? Câu hỏi này đã được trả lời ở trên. Vậy khi mắc bệnh trĩ mẹ bầu nên chữa trị bằng cách nào?
Thông thường, các bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Nhưng đối với các mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Việc mẹ bầu tự ý uống thuốc sẽ gây hại cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Do đó, khi phát hiện mình bị trĩ nên đến gặp bác sĩ để khám và chữa trị. Bên cạnh đó, bạn hãy áp dụng những phương thức đơn giản sau đây để đẩy lùi căn bệnh nhé.
Phương thức đơn giản đẩy lùi bệnh trĩ
- Sử dụng khăn mềm để quấn một viên đá nhỏ. Sau đó, chườm vào vùng hậu môn. Cách này sẽ giúp giảm đau nhức và sưng tấy ở búi trĩ.
- Tắm bằng nước ấm sẽ giúp bệnh trĩ thuyên giảm. Vì nước ấm sẽ kích thích máu lưu thông tuần hoàn hơn.
- Rửa sạch và lau khô hậu môn sau khi đi vệ sinh.
- Không được ngồi quá lâu một chỗ. Vì khi đó, các áp lực chèn lên hậu môn và trực tràng tăng lên khiến bệnh càng nặng thêm. Thay vào đó, hãy vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay tập yoga.
- Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý để mau chóng khỏi bệnh.
- Hãy bổ sung cho cơ thể từ 2- 2,5 lít nước/ngày. Dù mẹ bầu không cảm thấy khát cũng phải uống để phân mềm ra và dễ ra ngoài hơn.
- Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ rất có lợi cho căn bệnh này. Nhiều rau xanh, khoai lang, sắn dây, sữa chua… có thể khiến nhuận trường, giảm tác hại của bệnh trĩ.
- Ngoài ra, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bôi thuốc, đặt thuốc ở hậu môn để điều trị bệnh.
Một lưu ý đó là mẹ bầu nên luôn thăm khám, điều trị bệnh trĩ để bác sĩ có phương pháp chỉ định sinh an toàn và phù hợp nhất.