Lợi và hại của rau ngót đối với bà bầu

Trong kinh nghiệm dân gian, vài trường hợp sảy thai được cho là do ăn rau ngót. Thậm chí, rau ngót còn được dùng như một nguyên liệu cho nhiều bài thuốc phá thai.

Vậy việc ăn rau ngót có ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào? Bà bầu có nên ăn rau ngót hay không?

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Bồ ngót còn có tên bù ngót, rau ngót. Rau có tính mát (khi nấu chín sẽ bớt hàn) vị ngọt. Được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.  tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, tiêu ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.

Loại rau này chứa nhiều chất đạm (4,8g/100g) gồm nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, có thể dùng bồ ngót để thay thế đạm động vật mà ít gây hại cho cơ thể như sạn thận hoặc gout

Rau ngót nấu chín có giá trị dinh dưỡng cao
Rau ngót mang đến giá trị dinh dưỡng cao nếu biết sử dụng đúng cách

Giúp điều hoà mật độ canxi trong máu, do đó giúp phòng chống loãng xương ở người lớn tuổi. Ngoài ra, rau ngót có nhiều khoáng tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt và nhiều vitamin C, giúp chữa thiếu máu.

Ăn bồ ngót có tác dụng giảm cân và điều hoà lượng đường trong máu. Đây là thực phẩm tốt để phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ nhờ hàm lượng chất xơ cao.

Nguy cơ mà rau ngót mang lại

Tuy bồ ngót nhiều công dụng, nhưng nhiều tài liệu cũng cảnh báo uống nhiều bồ ngót ở dạng lá tươi xay nhuyễn lấy nước có thể dẫn đến một số phản ứng phụ:

  • Gây bệnh nghẽn phổi: Một số người dùng rau ngót xay lấy nước để uống vài ly mỗi ngày để giảm cân thì thấy xuất hiện hiện tượng mất ngủ, khó thở và ăn uống kém.
  • Gây co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy, co thắt mạch máu gây đau nhức cơ, mất ngủ, nhức đầu, cao huyết áp, hoặc thiếu máu não.
Bồ ngót sống không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai
Bồ ngót sống có chứa chất không tốt cho thai nhi

Nguy cơ gây co thắt tử cung của bồ ngót quả thật không tốt cho bà bầu. Vì việc co thắt tử cung bất thường sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất là không nên ăn rau ngót trong 3 tháng đầu của thai kì.

Trong bồ ngót tươi còn chứa một chất có cấu trúc như papaverin (alkaloid có trong á phiện). Hàm lượng papaverin trên 30 gam lá tươi có nguy cơ gây sẩy thai.  Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

Bà bầu có nên ăn rau ngót không?

Bồ ngót có thể gây ra tác hại khi ăn nó ở dạng tươi sống. Quá trình đun sôi sẽ làm giảm những chất có hại chứa trong rau ngót. Nếu được nấu chín cẩn thận và hợp vệ sinh, bồ ngót vẫn mang đến giá trị dinh dưỡng cao cho người dùng.

Bà bầu không nên ăn rau ngót sống
Để an toàn cho thai nhi và mẹ bầu, nên cẩn trọng khi ăn rau ngót.

Thực tế thì có rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai đôi khi vẫn ăn canh rau ngót bình thường (không phải nước rau ngót giã sống). Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ là khác nhau. Thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm thì nên hạn chế ăn rau ngót.

Tác dụng của rau ngót đối với sinh lí nữ.

Chữa sót rau nhau cho phụ nữ sau sinh, sau sảy, sau nạo bằng cách:

Hái 40g lá rau ngót. Rửa sạch dã nát. Thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.

Đối với phụ nữ sau sinh, rau ngót giúp bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch đã mất khi sinh.

Thưởng thức rau ngót còn giúp lợi sữa. Vì vậy, chiết xuất lá rau ngót đã được sử dụng như một thành trong các thực phẩm chức năng dành cho bà mẹ cho con bú.

Facebook
Twitter
LinkedIn