Làm thế nào để nuôi dưỡng niềm hạnh phúc của trẻ ngay từ khi lọt lòng?

Có những đứa trẻ dù được cung cấp đầy đủ đồ chơi, điều kiện tốt nhất nhưng lại lớn lên trong sự chán nản, hoài nghi và không hạnh phúc.

Hạnh phúc xuất phát từ nội tại bên trong chứ không đến từ điều kiện bên ngoài. Nếu có thể xây dựng cho trẻ một nền tảng của sự hạnh phúc từ bên trong, trẻ sẽ tin tưởng vào cơ chế đó và có một cuộc sống hạnh phúc sau này.

1. Học cách đoán biết tâm trạng của trẻ.

Khi trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi trở đi, tâm trạng của bé biểu hiện rất rõ ràng và bạn sẽ dễ dàng nhận biết được. Khuôn mặt bé sáng lên và rạng rỡ khi bạn bước vào phòng. Hoặc biểu hiện khó chịu khi ai đó lấy đi món đồ chơi yêu thích của mình.

Theo nhà thần kinh học khoa nhi Lise Eliot, những cảm xúc của trẻ sơ sinh chủ yếu hình thành ở vỏ não và điều khiển phản ứng tự động của trẻ. Khi vỏ não phát triển vào những năm tiếp theo, trẻ sẽ biết cách điều khiển tâm trạng và hành vi.

Chú ý đến cảm xúc của trẻ
Cảm xúc của trẻ hình thành ở vỏ não (ảnh internet)

Nếu trẻ dành nhiều thời gian để than thở hơn là cười khúc khích thì trẻ đang kinh nghiệm sự đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc. Trẻ khóc hay tỏ ra không hài lòng đều là do mong muốn sự chăm sóc tốt hơn và hợp với nhu cầu mình.

Làm sao để phân biệt trẻ khóc là do đau, đói hay chán nản? Một bà mẹ nhạy cảm hoàn toàn có thể nhận biết điều này. Các dấu hiệu cảm xúc của bé chủ yếu thể hiện qua mắt, lông mày, miệng và âm thanh. Hãy chú ý lắng nghe cảm xúc của bé để biết nhu cầu của bé là gì.

Em bé bị căng thẳng về thể chất sẽ khóc với những góc miệng bị lật và lông mày cong ở giữa. Khi tức giận, khuôn mặt của em bé trở nên đỏ bừng, lông mày cúi xuống, hàm kẹp chặt, và phát ra tiếng gầm.

Một đứa trẻ bàng hoàng sợ hãi và dễ buồn rất khó để hạnh phúc. Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra rằng, sự tức giận đối với trẻ chính là sự đau khổ quá mức.

[lo_irp post=’102914′]

Em bé chỉ tỏ ra thích hay không thích theo hoàn cảnh mà nó gặp phải. Chúng cũng có những cách riêng của mình để thể hiện những cảm xúc đó. Một số bé sẽ khóc, một số khác sẽ bám thật chặt vào đâu đó.

2. Chơi đùa với con của bạn.

Một chiếc nôi xinh xắn cùng nhiều món đồ chơi có thể mang đến sự hài lòng và nụ cười trên môi trẻ. Dù vậy, bạn mới chính là niềm hạnh phúc của chúng. Hãy tạo sự liên kết với con của bạn. Nếu bạn hạnh phúc với đứa trẻ của mình, nó cũng sẽ cảm nhận được hạnh phúc.

Để con cảm nhận được niềm hạnh phúc từ bạn
Chơi đùa cùng trẻ (ngồn ảnh 123rf)

3. Giúp bé nắm vững những kỹ năng mới.

Một công thức để khiến bé tạo ra niềm hạnh phúc suốt đời chính là để bé tự khám phá và vượt qua giới hạn của mình.

Ví dụ, khi con bạn tìm cách cho muỗng vào miệng, bé có thể mắc sai lầm và làm vun vãi thức ăn. Tuy nhiên, đếu để bé tiếp tục cố gắng, bé sẽ học được tính kỷ luật và kiên trì. Khi học được từ những sai lầm, bé bắt đầu làm tốt hơn và thành công. Bé sẽ cảm thấy rất hạnh phúc vì có được thành công đó.

Bé cũng thích thú khi đạt được thành tựu
Giúp con nắm vững những kỹ năng mới (nguồn ảnh 123rf)

Quan trọng hơn, trẻ có cảm giác được làm chủ cuộc sống của mình. Hãy để trẻ được làm những điều chúng thích. Đó cũng chính là nền tảng của sự hạnh phúc.

4. Nuôi dưỡng thói quen lành mạnh cho bé.

Tập cho bé có một thói quen sinh hoạt lành mạnh. Bạn có thể tập cho trẻ ngủ theo đồng hồ sinh học của ba mẹ. Ngủ đúng giờ, tập thể dục. Đưa bé ra không gian bên ngoài đề giải phóng năng lượng. Sinh hoạt và vui chơi ngoài trời.

Khi bé còn nhỏ, đây là thời điểm rất dễ hình thành thói quen tốt cho bé. Thói quen lành mạnh cũng sẽ dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc sau này.

Thói quen hạnh phúc sẽ tạp dựng con người hạnh phúc
Tạo dựng thói quen lành mạnh cho con từ sớm (nguồn ảnh 123rf)

Bạn cũng nên để ý phản ứng của bé với các loại thức ăn hằng ngày. Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ cũng ảnh hưởng đến hành vi và tâm trạng của chúng sau này. Bất kỳ những trải nghiệm không tốt nào đối với thức ăn đều có thể khiến con bạn bị ám ảnh và dè chừng đối với thực phẩm mà chúng tiếp xúc.

5. Hãy để trẻ tự xoay sở.

Trẻ cần được chăm sóc hoàn toàn trong thời gian 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, khoảng thời gian sau đó trẻ cần có cơ hội để học hỏi. Nếu bạn cứ tiếp tục làm tất thảy những gì bé cần, bé sẽ mất đi cơ hội học hỏi.

Mặc dù bé sẽ gặp khó khăn trong một vài bài học mới. Tuy nhiên, hãy để trẻ được tự do học hỏi, tự do tranh giành, tự do tìm ra phương pháp cho chính mình. Như vậy, bạn có thể cho trẻ không gian để phát triển bản thân và niềm hạnh phúc.

Tự xoay sở giúp bé cứng cáp vả chủ động hơn
Tạo cơ hội để trẻ tự xoay sở với hoàn cảnh (nguồn ảnh 123rf)

Trong năm đầu tiên, bé học được rất nhiều thứ như: ngồi dậy, bò, lật, nắm đồ vật, đi bộ, nói chuyện. Mỗi thành tựu mang lại sự hài lòng nhất định cho bé. Vì vậy, đừng vội mang đến ngay thứ mà bé muốn. Hãy để bé tự xoay sở để có được thứ bé thích. Chỉ cần khuyến khích bé là được.

Để bé tự xoay sở sẽ rèn luyện cho bé tính kiên trì và khả năng chiến đấu trong nghịch cảnh.

6. Hãy để trẻ tự do biểu lộ cảm xúc buồn bã hay tức giận.

Bé sẽ có những biểu hiện cảm xúc rất đổi thuần khiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, bé thức sự chưa biết cảm xúc của mình có ý nghĩ như thế nào. Chỉ đến khi bạn dùng ngôn ngữ để khẳng định cho bé biết, đâu là buồn, giận, đâu là khó chịu, khi đó bé mới bắt đầu nhận biết được. Từ đó, bé dần biết cách kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình.

Hãy để trẻ được tự do biểu lộ cảm xúc
Con bạn sẽ rất hạnh phúc khi được tự do biểu lộ cảm xúc (nguồn ảnh 123rf)

Bên cạnh đó, bạn không nên phản ứng thái quá đối với những cảm xúc tiêu cực của trẻ. Để trẻ tự do biểu hiện cảm xúc là cách giúp trẻ sống hạnh phúc từ bên trong.

7. Dạy trẻ cách chia sẻ và quan tâm.

Nghiên cứu cho thấy rằng những người cảm thấy mình có ích cho xã hội sẽ ít chán nản hơn. Hãy tạo cơ hội cho con trở thành người có ích.

Tập cho con biết yêu thương và chia sẻ. Chỉ cần làm những việc nhỏ nhưng mang lại sự vui vẻ cho người xung quanh. Nếu bạn cho con một quả chuối, hãy để con bạn có cơ hội chia sẻ cho bạn một ít. Khi bạn chảy răng cho con, hãy cho bé có cơ hội chảy tóc cho bạn.

Tập cho con biết quan tâm đến người xung quanh
Chủ động dạy con cách chia sẻ và quan tâm (Nguồn ảnh: 123rf)

Bạn sẽ thấy bé hạnh phúc thế nào khi được làm một điều gì đó cho bạn. Cảm giác tốt này sẽ khiến bé muốn tiếp tục làm những điều có ích và thấy hạnh phúc.

Facebook
Twitter
LinkedIn