Cơ thể của bạn sẽ có nhiều thay đổi từ khi mang thai cho đến khi đứa bé được sinh ra đời. Dù bạn sinh thường hay sinh mổ thì vấn đề hậu sản sau sinh là điều không thể tránh được.
1. Hậu sản sau sinh là gì?
Hậu sản sau sinh hay còn gọi là hậu sản mòn. Khi bị hậu sản mòn, phụ nữ sau sinh có dấu hiệu gầy gò, xanh xao, sụt cân. Cơ thể lúc này không đầy đủ điều kiện sức khỏe để sản xuất sữa cho con bú. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như của bé yêu.
Phụ nữ mắc phải triệu chứng này sau sinh cần được chăm sóc kĩ lưỡng về chế độ dinh dưỡng lẫn chế độ nghỉ ngơi.
2. Nguyên nhân hậu sản sau sinh
Nguyên nhân chính dẫn đến hậu sản sau sinh đó là người phụ nữ không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thức ăn. Trong quá trình mang thai, cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi, ốm nghén, mệt mỏi khi mang thai sẽ khiến họ cảm thấy không ngon miệng trong ăn uống. Từ đó, dẫn đến chán ăn và ăn ít lại.
Hơn nữa, sau sinh người mẹ phải mất nhiều thời gian hơn để chăm con nên không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi khiến cho cơ thể bị suy nhược. Bên cạnh đó, việc quan hệ sau sinh quá sớm cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ.
3. Các căn bệnh bạn có thể mắc phải sau sinh
Sức khỏe sau sinh không được ổn định có thể dẫn đến những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Sau đây là một số căn bệnh, bạn có thể mắc phải sau sinh:
- Bệnh trĩ. Đây là bệnh phổ biến của một số phụ nữ sau sinh. Thông thường sau khi sinh, sản phụ thường bị táo bón và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh trĩ vô cùng nguy hiểm. Sau sinh, bạn nên ăn nhiều trái cây, ngũ cốc và uống nhiều nước để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
[lo_irp post=’106197′]
- Nhiễm trùng âm đạo. Việc vệ sinh vùng kín không cẩn thận sẽ khiến cho âm đạo dễ bị nhiễm trùng. Cùng với vết cắt tầng sinh môn nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng cũng rất nghiêm trọng.
- Băng huyết sau sinh là hiện tượng ra máu sau 24 tiếng sinh khiến cho người mẹ mệt mỏi, xanh xao. Thậm chí dẫn đến tử vong nếu như mất máu quá nhiều. Những nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh đó là: rách âm đạo, rách cổ tử cung, sót nhau…
4. Chăm sóc sản phụ bị hậu sản sau sinh như thế nào?
Hậu sản sau sinh sẽ không gây nguy hiểm nếu như sản phụ được chăm sóc chu đáo. Đặc biệt khi phát hiện cơ thể sau sinh yêu ớt, thường xuyên mệt mỏi bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Đồng thời, bạn nên thư giãn đầu óc, tránh căng thẳng, áp lực bản thân trong thời gian quá dài. Bởi việc này sẽ khiến bạn dễ rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm.
Hơn nữa, để sản phụ có một sức khỏe tốt, bạn nên bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tẩm bổ cho họ. Phụ nữ sau sinh nên được bổ sung đầy đủ protein, chất béo, đường, khoáng chất và vitamin… để sức khỏe mau chóng hồi phục.
Ngoài ra, bạn nên có một kế hoạch tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe tốt hơn. Việc tập luyện sẽ giúp cơ thể tăng thêm sức đề kháng chống lại bệnh tật hiệu quả.