Nhiễm trùng tai là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. 80% trẻ được chẩn đoán là nhiễm trùng tai vào năm 3 tuổi. Gần một nửa số trẻ em này bị nhiễm 3 lần hoặc nhiều hơn khi đến năm 3 tuổi. Trẻ từ 6 đến 24 tháng là đối tượng chính của bệnh này.
Tham khảo một số thông tin để biết được liệu con bạn có đang bị nhiễm trùng tai hay không.
Tại sao trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng tai?
Nhiễm trùng tai xảy ra khi chất lỏng bị mắc kẹt ở tai giữa và bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi-rút. Điều này rất có thể xảy ra khi đường hẹp kết nối cổ họng với tai giữa bị tắc nghẽn.
Sự tắc nghẽn này là do sưng, do cảm lạnh hoặc dị ứng. Do đó nhiễm trùng tai thường phát triển khi bị cảm lạnh.
Vòi tai của trẻ nhỏ, ít góc cạnh, và có lông mềm hơn người lớn. Vì vậy dịch tai và vi trùng dễ bị mắc kẹt trong tai giữa.
Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn đang phát triển. Khả năng chống chọi với vi trùng yếu hơn so với người trưởng thành. Do đó, trẻ dễ nhiễm trùng tai hơn.
Làm sao có thể biết trẻ sơ sinh đang bị nhiễm trùng tai?
Đứa trẻ biết nói sẽ thốt lên ngay với bạn rằng tai chúng đang bị đau. Nhưng trẻ sơ sinh thì không làm được điều đó. Chúng chưa sử dụng ngôn ngữ để báo với bạn về tình trạng bệnh của mình được.
Dù vậy bạn cũng có thể phát hiện ra triệu chứng bệnh của bé như sau:
- Sốt trên 38 độ C.
- Tai giật mạnh, khóc nhiều.
- Trở nên khó chịu hơn khi nằm xuống. Vì khi nằm, vòi tai sẽ chịu áp lực.
- Khó ngủ, nôn mửa, hoặc tiêu chảy, giảm sự thèm ăn
Khi phát hiện chất lỏng rỉ ra từ tai bé tức màng nhĩ đang chịu áp lực do dịch nhiễm trùng ứ đọng trong tai giữa quá nhiều. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ thủng màng nhĩ.
Có nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ bị nhiễm trùng tai hay không?
Khoa học hiện nay chứng minh rằng 80% trẻ sẽ tự khỏi mà không cần thuốc kháng sinh. Các bác sĩ có xu hướng theo dõi bệnh trạng của bé thay vì kê toa ngay lập tức.
1/3 số trường hợp nhiễn trùng tai là do vi rút. Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị đối với vi rút.
Một số trường hợp nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn có thể tự lành và tạo ra miễn dịch. Thêm nữa, dùng kháng sinh nhiều lần có thể dẫn đến kháng thuốc và sinh ra vấn đề nghiêm trọng hơn.
Hầu hết các trường hợp trẻ dưới 2 tuổi bị nhiễm trùng tai đều được sử dụng thuốc kháng sinh. Ở tuổi này, sức đề kháng của trẻ còn yếu, nếu để nhiễm trùng quá lâu sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm
Đối với trẻ trên 2 tuổi và không có biểu hiện sốt cao, bác sĩ sẽ theo dõi trong 48 đến 72 giờ. Nếu trẻ có thể tự hồi phục, việc dùng kháng sinh là không cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành kê toa khi thấy bệnh có biểu hiện nặng hơn
Nếu trẻ bị nhiễm trùng tái phát, nguy cơ rằng chất dịch nhiễm trùng vẫn chưa thoát ra khỏi tai giữa của bé. Ở một số trẻ em, chất lỏng có thể giữ trong tai giữa lâu sau khi nhiễm trùng đã qua. Chất lỏng này không có thể gây nguy cơ mất thính lực và khả năng phát triển ngôn ngữ nếu để ứ đọng quá lâu.
[lo_irp post=’100900′]
Phòng ngừa nhiễm trùng tai ở trẻ em như thế nào?
Một số bước sau đây có thể làm giảm khả năng bị nhiễm trùng tai ở trẻ.
Cho bú sữa mẹ: Trẻ được bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng sẽ có khả năng miễn dịch cao.
Không hút thuốc, không để trẻ ở nơi có khói thuốc: Khói thuốc sẽ làm các sợi tóc nhỏ xíu trong vòi tai co lại khiến chất dịch tai không thoát ra khỏi tai giữa được. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hạn chế việc gửi trẻ ở nhà trẻ nếu có thể. Những bé được gửi nhà trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao hơn. Càng có nhiều người xung quanh, nguy cơ nhiễm khuẩn của bé càng tăng. Loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng trong phòng của trẻ.