Chế độ dinh dưỡng là vấn đề đáng được quan tâm trong suốt thai kỳ. Bất kì chất gì mẹ hấp thu trong thời gian này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu tiên
Những tháng đầu tiên – khi mẹ chưa kịp kích ứng với những biến đổi trong cơ thể, mẹ cảm thấy mệt mỏi với những triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn, đầy bụng, chán ăn,… Vì đây là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, nên việc lên thực đơn rất cần thiết.
- 55 – 192 gram protein/ ngày: tăng dưỡng chất cho sự phát triển thai nhi. Protein có trong thịt bò, thịt gà, hải sản, cá, đậu nành, chuối, dừa,…
- Các loại thực phẩm chứa nhiều chất Sắt giúp bổ sung lượng máu cần thiết cho cơ thể. Ví dụ: thịt bò, trứng cá, rau bina luộc, ngũ cốc, thịt bò, bột yến mạch, mơ, cam,..
- 400 mg Acid folic: giúp não, hệ thần kinh, cột sống của bé phát triển. Thực phẩm chứa Acid folic bao gồm: sữa, súp lơ, rau chân vịt, măng tây, cam, lòng đỏ trứng, bơ, khoai tây,..
- Cần 1000mg Canxi cho xương chắc khỏe: hải sản, rau đay, rau dền, rau muống,…
- Vitamin tăng cường hệ miễn dịch có trong các loại trái cây.
- Những đồ ăn khô: bánh mì, bánh quy giòn,… sẽ giúp hạn chế những cơn ốm nghén.
- Những tách trà gừng, trà bạc hà hay nước chanh cũng giúp khắc phục nôn ói.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Trong ba tháng này, thai nhi đã phát triển những bộ phận quan trọng trong cơ thể mẹ. Thế nên mẹ cần tăng nhiều về lượng dưỡng chất cho thai nhi .
- Bổ sung 75-100g protein mỗi ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ. Điều này giúp mô mới của cơ thể bé phát triển thành các bộ phận, tăng thêm 1kg và 16 cm.
- Cần lượng Carbohydrat để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Hoạt chất này có trong nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ.
- Chất béo cần cho sự phát triển trí não, mắt và hệ thần kinh. Thực phẩm chức lượng chất béo lành mạnh: cá trích, cá mòi, cá hồi, đậu nành, hạt óc chó,…
- Tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo bão hòa làm tăng cholesterol xấu.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong giai đoạn này, bạn nên chia nhỏ từng bữa ăn trong ngày từ 5-6 bữa. Mỗi bữa ăn không quá no và tuyệt đối không bỏ bữa.
- 60g Protein mỗi ngày, lượng này chưa đủ trong 1 quả trứng, 227g sữa, 1 phần sữa chua, 28-57g thịt nạc, 2 muỗng canh đậu phộng.
- Lượng Carbohydrat đủ trong 1 lát bánh mì, nửa chén cơm, 1 củ khoai tây, 1 bánh mì ngô, nửa chén bột ngô.
- Chất béo không được vượt quá 1/3 khẩu phần ăn: 2 thìa bơ đậu phộng, ¾ chén salad cá ngừ, 58g phô mai, 1 quả trứng, ½ quả bơ, 1 thìa bơ đậu phộng, dầu oliu hoặc dầu thực vật.
- Hàm lượng Vitamin C cần thiết trong giai đoạn này là 65mg mỗi ngày. Lượng này có đủ trong: ½ ly nước ép cam, bưởi, quýt, nho, 1 quả cam, ½ chén bông cải xanh hoặc xà lách, 1 quả cà chua.
- Kẽm 20mg có trong hàu, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, ốc, sò,…
Uống nước mỗi ngày
Và mẹ đừng quên uống đủ nước vì nước là thành phần không thể thiếu cho cơ thể. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể uống nước dừa, sữa đậu nành, nước mía, nước ép trái cây.
Bạn biết không? 9 tháng thai kỳ là khoảng thời gian vàng mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong đợi. Trong giai đoạn này, bào thai phát triển chóng mặt cả về kích cỡ lẫn các nơ ron thần kinh. Thế nên cần có một thực đơn cho bà bầu thật hợp lý và khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.