Cách xác định trẻ bị sốt
Sốt là phản ứng bảo vệ cơ thể trước các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Vì thế, mẹ cần hiểu rõ sốt không phải là một loại bệnh. Đa phần sốt sẽ hỗ trợ trẻ chống lại bệnh và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Sốt thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn vã bảo vệ con bằng việc đẩy nhanh hoạt động của hệ miễn dich để chống lại bệnh mà trẻ mắc phải. Ở những đợt nhiễm siêu vi, sốt giúp trẻ nhanh phục hồi hơn so với những trường hợp được hạ sốt liên tục.
Tương tự như người lớn, nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ sơ sinh cũng dao động từ 36,5 đến 37,5°C. Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị sốt hơn người trưởng thành là do cơ chế điều chỉnh thân nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh.
Khi thấy thân nhiệt của trẻ nóng, mẹ nên sử dụng nhiệt kế để kiểm tra xem trẻ có bị sốt hay không. Nếu kết quả trên 37,5°C, thiên thần nhỏ của bạn có khả năng đang bị sốt.
Mẹ nên tránh dùng tay sờ trán, bụng… để xác định thân nhiệt của trẻ. Để cho kết quả chính xác, mẹ nên sử dụng nhiệt kế đo ở vùng mông hay hậu môn của con yêu. Dựa vào nhiệt độ cơ thể trẻ, mẹ có thể phân loại tình trạng sốt của trẻ như sau:
- Nhiệt độ cơ thể trẻ từ 37,5°C đến 38,5°C là sốt nhẹ
- Nhiệt độ cơ thể trẻ từ 38,5°C đến 39°C là sốt vừa
- Nhiệt độ cơ thể trẻ từ 39°C đến 40°C là sốt cao
- Nhiệt độ cơ thể trẻ trên 40°C là sốt rất cao, nguy hiểm (Bạn nên đưa bé đến ngay bệnh viện để kiểm tra)
Nguyên nhân cơn sốt của trẻ
Sốt không nhiễm siêu vi:
- Cha mẹ cho trẻ ủ ấm cho trẻ quá mức như cho mặc quá nhiều quần áo, đắp chăn, đội mũ khi trời đang nóng.
- Sốt do tiêm vắc xin phòng bệnh – hiện tượng khá phổ biến
- Kích ứng thuốc
- Rối loạn hệ miễn dịch
- Sốt do mọc răng với những trẻ trên 6 tháng tuổi
Sốt do nhiễm siêu vi:
- Đây là một trong những nguyên nhân gây sốt cho trẻ sơ sinh. [lo_irp post=’258′] do nhiễm vi rút Dengue là nguy hiểm nhất, có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
- Các bệnh lý nhẹ hơn như cúm, thuỷ đậy, sởi, tay-chân-miệng cũng là những thủ phạm gây sốt ở trẻ sơ sinh.
- Sốt do các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi…
- Sốt do các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá như bệnh kiết lị, bệnh tả, thương hàn, tụ cầu…
- Sốt do những bệnh nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng máu…
Cần làm gì khi trẻ bị sốt?
Nếu trẻ bị sốt dưới 3 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Vì ở giai đoạn này, nguy cơ nhiễm trùng và diễn tiến bệnh sẽ có thể nhanh hơn, nhiều biến chứng hơn.
Bạn nên tránh ủ ấm trẻ quá mức. Thay vào đó, bạn có thể chọn cho con những trang phục thoáng mát.
Trẻ nên được bú đầy đủ các cữ. Điều này sẽ giúp cung cấp đủ nước và năng lượng cho cơ thể con để nhanh hồi phục.
Trẻ sốt trên 39°C mới cần sử dụng đến thuốc hạ sốt. Với Acetaminophen (paracetamol), bạn nên cho con dùng từ 10 đến 15mg/kg/lần, mỗi 4 đến 6 tiếng một lần (tránh sử dụng trên 5 lần/ngày). Nếu cho trẻ dùng Ibuproden, mẹ có thể cho con uống 10mg/kg/lần, tối đa sử dụng 4 lần/ngày.
Hiện nay, phương pháp hạ sốt bằng cách lau mát không được các bác sĩ khuyến khích. Vì phương pháp này không thể tác dụng lên trung tâm điều hoà thân nhiệt ở não. Lau mát chỉ có thể hạ thân nhiệt ở khu vực làm mát ngoại vi. Một số trường hợp ghi nhận phương pháp hạ sốt này gây ra tình trạng co mạch ngoại biên, rối loạn thân nhiệt, thậm chí là sốt cao hơn.
Khi trẻ bị sốt, mẹ nên xác định thân nhiệt của con bằng nhiệt kế. Sau đó, bạn tiến hành phân loại tình trạng sốt để có biện pháp can thiệp tạm thời. Trẻ sốt dưới 3 tháng tuổi cần được đưa đến bệnh viện ngay do sốt ở độ tuổi này rất nguy hiểm.