Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm nói ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển về khả năng nói và ngôn ngữ.
- Trục trặc trong vòm miệng: lưỡi hoặc hàm ếch
- Dây hãm ngắn hạn chế cử động của lưỡi
- Trục trặc trong khả năng nghe
Ngoài ra còn những yếu tố bên ngoài khiến trẻ chậm nói:
- Bố mẹ ít nói chuyện, ít quan tâm đến con. Mặt khác, trẻ ngồi xem ti vi quá nhiều, điều này khiến trẻ tiếp nhận thông tin từ một chiều, không có sự phản hồi, đáp trả.
- Những trẻ bị ngược đãi hay bị suy dinh dưỡng
- Trẻ bị cô lập, tách khỏi môi trường xung quanh, không có cơ hội để bắt chước.
Bên cạnh đó, hiện tượng chậm nói ở trẻ được chia làm hai loại: chậm nói đơn thuần và chậm nói tự kỷ. Vì thế tùy trường hợp mà mẹ sẽ có những cách xử lý và khắc phục khác nhau.
[lo_irp post=’397′]
Những dấu hiệu trẻ chậm nói mẹ nên chú ý đưa trẻ đi khám
- Bé không có phản ứng gì khi nghe gọi tên mình. Điều này có thể do não bộ của bé phản ứng không tốt hoặc cũng là biểu hiện chứng minh hệ thần kinh kém phát triển.
- Bé không tò mò hay bắt chước bất kỳ hành động nào của bố mẹ. Có thể do bé không có khả năng theo dõi hành động của người khác và làm theo.
- Trẻ không đáp ứng với âm thanh hoặc không tạo ra âm thanh.
- Trẻ không sử dụng những cử chỉ, hành động ví dụ là chỉ tay, vẫy tay chào
- Hay ăn vạ, kêu la, khóc lóc đòi một cái gì đó.
- Khó ăn, khó ngủ, hay ngậm thức ăn trong miệng, không chịu nhai.
- Bé không thể tập trung làm một việc gì đó quá lâu.
Nguyên tắc can thiệp hiện tượng chậm nói ở trẻ
Việc chăm sóc trẻ chậm nói là một tiến trình dài, cần một kế hoạch và những công việc cụ thể. Khi thấy bé có những phản ứng trong việc giao tiếp, bố mẹ nên chấp nhận và chủ động hơn. Ngược lại, khi thấy bé có những biểu hiện phớt lờ giao tiếp, bố mẹ cần có những cử chỉ yêu thương: ôm ấp, vỗ về, hỏi han, cười… Khi thấy trẻ có phản ứng, hãy động viên trẻ để trẻ có thể nói ra các nhu cầu, mong muốn của mình.
Bé sẽ bắt chước những hành vi của bố mẹ. Vì thế, bố mẹ nên chủ động trong những việc sau:
- Chủ động chơi nhiều hơn với trẻ. Cố gắng đặt ra những câu hỏi để tăng khả năng tương tác với bé.
- Giúp bé nói ra những mong muốn của mình cũng như giúp trẻ hiểu những yêu cầu và hành động của bố mẹ. Điều này giúp bé trau dồi, bổ sung vốn từ cũng như nâng cao sự hiểu biết.
- Luôn luôn chào hỏi bạn bè, cảm ơn và xin lỗi nếu cần. Điều này giúp bé hiểu và trân trọng những lời chào hỏi, cảm ơn và xin lỗi.
Khắc phục hiện tượng chậm nói ở trẻ
- Diễn tả thành lời những điều bạn làm. Điều này giúp con mở rộng vốn từ, thêm gắn kết với đồ vật và sự vật.
- Đọc sách cùng bé. Bạn có biết sách là một phương thuốc thần kỳ. Việc này không những gắn kết bạn với bé mà còn giúp bé làm quen những vần điệu mới, khiến bé học nhanh, hiểu nhanh hơn.
- Tổ chức những buổi picnic gia đình hay cho bé về thăm quê. Điều này giúp bé có thêm những hoạt động thú vị, trải nghiệm mới, cảm nhận mới.
- Hát cho bé nghe: giúp bé ghi nhớ đúng từ, phát âm đúng cách.
- Tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia, bác sĩ nếu không thấy bé tiến bộ sau nỗ lực hàng tháng của bố mẹ.