Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh – Cấu tạo, đặc điểm và chức năng

Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh
Trước tiên mẹ phải hiểu đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

[lo_irp post=’148′]

Ruột

  • Ruột của trẻ sơ sinh dài, có nhiều mạch máu
  • Gan chưa hoàn thiện nên ở độ tuổi sơ sinh, khả năng tiêu hóa của bé kém
  • Sữa và những thức ăn lỏng là lựa chọn phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh

Thực quản

  • Thực quản của trẻ ngắn, thành thực quản mỏng, có ít sợi cơ, sợi chung giãn.
  • Cơ thắt vân đoạn dưới thực quản chưa phát triển tốt dẫn đến khả năng chống trào ngược chưa hoàn thiện.
  • Trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ và trào ngược dạ dày thực quản

Hệ vi khuẩn cộng sinh:

  • Hệ này được hình thành và phát triển khi trẻ được sinh ra
  • Việc sinh thường và bú sữa mẹ giúp bé có một hệ vi sinh khỏe mạnh. Và ngược lại, khi sinh mổ và nuôi bé bằng sữa ngoài, hệ vi sinh của bé sẽ không được hoàn thiện. Điều này khiến bé dễ mắc bệnh dị ứng khi lớn.
Niêm mạc khoang miệng mềm, mạch máu nhiều, tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển.
Khuôn miệng của trẻ sơ sinh nhỏ, lưỡi to

Miệng

  • Miệng trẻ sơ sinh nhỏ, lưỡi to
  • Niêm mạc khoang miệng mềm, mạch máu nhiều, tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển. Vì vậy nên việc tiết nước bọt còn hạn chế dẫn đến niêm mạc tương đối khô, dễ tổn thương và nhiễm trùng

Dạ dày:

  • Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và cao. Bên cạnh đó, các lớp cơ còn yếu, co thắt bất thường nên bé dễ bị nôn trớ.
  • Dung lượng dạ dày trẻ sơ sinh vào khoảng 30-60ml, trẻ 3 tháng là 100ml

Phân:

  • Đây là sản phẩm cuối cùng ở hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh
  • Quá trình này xảy ra khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Phân được tiết ra từ tháng 4 của bào thai. Đây được gọi là phân su – xanh thẫm, dẻo và không có mùi.

Cách nhận biết tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Mẹ có thể nhận biết tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh bằng cách quan sát phân
Phân của trẻ sơ sinh chịu ảnh hưởng nhiều bởi việc mẹ cho bé sữa mẹ hay sữa ngoài.

Mẹ có thể nhận biết tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa bằng cách quan sát phân của bé. Phân của trẻ sơ sinh chịu ảnh hưởng nhiều bởi việc mẹ cho bé sữa mẹ hay sữa ngoài.

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn: phân lỏng sệt, đi ngoài 3-4 lần/ ngày là chuyện bình thường.
  • Trẻ được nuôi bằng sữa công thức vì không được cung cấp đủ probiotic và prebiotic nên phân bé rắn. Những trẻ này sẽ đi ngoài 1 ngày hoặc 2 ngày một lần. Phân thường rắn, có mùi. Những trẻ này thường hay bị táo bón.

Giúp trẻ sơ sinh có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh
Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp bé có một hệ tiêu hóa vững tắc hơn
  • Cho bé ăn đúng cách: không nên cho bé ăn dặm quá sớm, chỉ nên cho bé ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cần thời gian để làm quen những thức ăn mới
  • Bổ sung chất xơ vào bữa ăn hằng ngày. Điều này giúp thanh lọc hệ tiêu hóa, loại chất thải ra bên ngoài.
  • Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ uống nước. Điều này giúp giảm nguy cơ táo bón, giúp quá trình hấp thu và bài tiết diễn ra tốt hơn.
  • Không sử dụng quá nhiều kháng sinh và chế độ ăn nhân tạo. Vì những điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột của trẻ.
Facebook
Twitter
LinkedIn