Đa số trẻ sơ sinh đều mắc phải một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường. Đó là tiêu chảy, nôn trớ, táo bón,… Việc xử lý không đúng cách những triệu chứng trên có thể dẫn bé đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Tiêu chảy
Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được chữa trị đúng cách, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng. Thậm chí trẻ có thể tử vong do tình trạng mất nhiều nước, muối.
Ở trường hợp này, trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, khoảng trên 3 lần/ ngày kéo dài không quá 14 ngày. Phân của bé có dạng lỏng, chỉ toàn nước, có mùi tanh, lợn gợn và đôi khi chứa cả máu.
Các biểu hiện đi kèm bao gồm nôn, sốt, đau bụng, ớn lạnh, mất nước, quấy nhiễu, kém ăn,… Ngoài ra, bé có thể sốt, chướng bụng. Bệnh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không xử lý kịp thời như sốc, hôn mê.
Nôn trớ
Triệu chứng này làm đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Nôn trớ xảy ra khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế.
Nôn trớ thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Điều này do sau khi sinh, dạ dày của trẻ còn nhỏ và nằm ngang nên thức ăn dễ dàng trào ra. Vì thế, ngay khi trẻ nôn trớ, bạn nên nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc. Sau đó, bạn cần nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ bằng cách quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ.
Khi bé đã hết cơn nôn, bạn nên cho trẻ uống từng thìa nhỏ nước ấm. Cuối cùng bạn có thể cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ.
Táo bón
Đây là một trong những triệu chứng khá phổ biến mà hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng mắc phải. Trẻ có biểu hiện đi ngoài không thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần. Đồng thời phân của trẻ khô rắn, đóng khuôn, cứng. Bụng trẻ có cảm giác đau và bị cứng.
Táo bón lâu này khiến các chất độc trong cơ thể không thải ra ngoài được mà có nguy cơ hấp thụ ngược. Điều này khiến cho trẻ chậm lớn, kém ăn, đau bụng và quấy khóc. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt với trường hợp trẻ ăn ít, 3-4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm.
[lo_irp post=’353′]
Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ nếu như bé có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài hơn hai tuần hoặc đi kèm với các biệu hiện như sốt, nôn, máu xuất hiện trong phân, cân nặng giảm, hậu môn bị rách.
Khi trẻ có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa nói trên, bạn cần xử lý bằng các biện pháp sau:
- Tẩy giun cho bé đúng lịch: vì nhiễm giun là một trong những nguyên nhân gây bệnh lý đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học: đối với những trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm, việc bổ sung các loại hoa quả, rau củ giàu chất xơ và dinh dưỡng như bí đỏ, cà rốt, rau mầm là cách hay giúp bé nhuận tràng, tiêu hóa dễ hơn.
- Ngoài lượng sữa mẹ, bạn có thể cho bé uống thêm nước. Trẻ dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng bạn có có thể cho bé uống 100 – 200ml nước/ ngày. Những trẻ bắt đầu ăn dặm (6-12 tháng) có thể uống 200 – 300ml nước/ ngày.
- Cho trẻ tắm bằng nước ấm: điều này giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Từ đó, cơ bụng sẽ làm giảm những cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột.
- Massage bụng cho bé: đây là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa rất hay. Bạn hãy đặt ba ngón tay trái dưới rốn của bé. Sau đó massage nhẹ nhàng phần bụng theo cử động vòng tròn trong 3 phút. Cách này sẽ mang lại sự thoải mái, giúp thúc đẩy chuyển động ruột.
- Bổ sung men vi sinh (Probiotics) cho bé. Men vi sinh giúp tiết ra enzyme tiêu hóa, các vitamin nhóm B giúp kích thích nhu động ruột một cách tự nhiên. Từ đó trẻ ăn nhanh hơn, hấp thu hoàn toàn chất dinh dưỡng và chấm dứt rối loạn tiêu hóa hiệu quả.