Giải quyết tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh bằng các tuyệt chiêu đơn giản

Ở trẻ sơ sinh, hoạt động co bóp đường tiêu hóa chưa đồng bộ nên đôi khi có thể gây nên tình trạng rối loạn nhu động ruột khiến trẻ dễ bị ọc sữa. Thông thường, các bậc phụ huynh có thể cải thiện được tình trạng này nếu chú ý thay đổi lối sống và thói quen ăn uống của trẻ.

Các bước xử lý hiện tượng ọc sữa ở trẻ

Bước 1: Cho bé ngồi dậy

Các bước xử lý hiện tượng ọc sữa ở trẻ
Ở trẻ sơ sinh, hoạt động co bóp đường tiêu hóa chưa đồng bộ. (ảnh minh họa)

Khi bé bị sặc sữa, bạn nên cho bé ngồi thẳng lên, để bé ho và phun sữa ra. Tiếp theo, bạn lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác. Đợi một khoảng thời gian ngắn sau đó, bạn có thể tiếp tục cho bé bú sữa.

Bước 2: Hút sữa ra

Giải quyết tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh bằng các tuyệt chiêu đơn giản
Bạn có thể dùng miệng để hút sữa ra, cần thao tác nhanh nhẹn. (ảnh minh họa)

Ở trường hợp bé khó thở, da trở nên tím tái, bạn cần thực hiện sơ cứu nhanh chóng bằng cách hút sữa từ mũi và miệng bé ngay. Sau đó, hãy kích thích trẻ thở ra bằng cách tác động lên cơ thể bé.

Bước 3: Dốc ngược người bé sau đó vỗ nhẹ.

Bạn vỗ nhẹ vào lưng bé, 5 cái/ lần.
Dốc ngược người bé sau đó vỗ nhẹ. (ảnh minh họa)

Sau khi thực hiện các thao tác trên nhưng trẻ vẫn có dấu hiệu khó thở, bạn cần dốc ngược người bé lên. Hãy vỗ nhẹ vào lưng bé, 5 cái/ lần. Sau đó, lật bé trở lại để sữa ọc ra hết và xem bé có thở như bình thường không.

Bước 4: Nhấn vào ngực bé.

Nhấn nhẹ vào ngực bé.
Lúc này, bạn nên đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay nhấn nhẹ vào ngực. (ảnh minh họa)

Nếu 3 bước nói trên vẫn không thành công, bạn cần thực hiện cách sơ cứu khác. Lúc này, bạn nên đặt bé nằm ngửa ra, một tay giữ đầu, một tay nhấn nhẹ vào ngực để bé hít thở đều đặn.

Bước 5 : Đưa bé đi bệnh viện để được bác sĩ sơ cứu kịp thời và đúng cách.

[lo_irp post=’379′]

Phòng ngừa hiện tượng ọc sữa ở trẻ

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ sơ sinh. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu và có dung tích rất nhỏ. Vì thế, để tránh tình trạng ọc sữa, thay vì cho bé bú nhiều trong một lần, bạn nên cho bé bú nhiều lần với lượng sữa từng lần giảm đi một ít. Cách này giúp bé tiêu hóa nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú sữa mẹ.
Khi bé nằm ngay sau khi bú, hiện tượng ọc sữa rất dễ xảy ra. (ảnh minh họa)
  • Không nên để trẻ nằm ngay sau khi bú. Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú sữa mẹ. Do đó, khi bé nằm ngay sau khi bú, hiện tượng ọc sữa rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé bú sữa xong, bạn không nên để bé nằm ngay. Lúc này, bạn cần tìm cách cho bé ợ hơi để giải phóng một lượng khí thừa, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Chọn tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh đúng cách. Điều này không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà còn cải thiện nguy cơ trào ngược. Bạn có thể nâng đầu nằm của bé lên cao một góc 30 độ, điều này giúp thực phẩm trong dạ dày không trào ngược lên trong lúc ngủ.
  • Hạn chế cho bé hít phải thuốc lá. Mùi thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ hô hấp của trẻ mà còn khiến bé tăng tiết axit trong dạ dày nhiều hơn. Do đó, bạn cần hạn chế cho bé tiếp xúc với khói thuốc.
  • Bổ sung canxi đúng cách. Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu canxi. Trong trường hợp này, bạn cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho bé thông qua nguồn cung cấp là sữa và những thực phẩm khác như: phô mai, sữa chua, bắp cải, đậu cô ve, hạnh nhân,…
Facebook
Twitter
LinkedIn