Giải đáp tất tần tật về tình trạng thai nhi đạp nhiều bụng dưới

Thai nhi đạp trong bụng bầu như thế nào?

Bào thai chuyển động trong bụng mẹ chứng tỏ bé đang phát triển tốt
Thai nhi đạp nhiều bụng dưới có tốt không là thắc mắc của hầu hết các bà bầu hiện nay

Bào thai chuyển động trong bụng mẹ chứng tỏ bé đang phát triển tốt. Khi đó, mẹ có thể cảm nhận được những cảm giác rung động hay những tiếng sột soạt trong bụng mình.

[lo_irp post=’101029′]

Những chuyển động của bé trong bụng mẹ không chỉ là đá mà còn những chuyển động khác. Chẳng hạn như quơ tay, nấc, nghiêng sang bên này, bên kia,… Thế nhưng mẹ không thể phân biệt những cử động của bé. Chính vì vậy, mẹ thường gọi đó là bé đang đạp.

Những trường hợp thai nhi đạp nhiều bụng dưới

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới
Khi mẹ ăn no, thai nhi sẽ đạp nhiều hơn

Mẹ không nên lo lắng khi thấy thai nhi đạp nhiều bụng dưới trong những trường hợp sau đây:

  • Khi mẹ ăn no, thai nhi sẽ đạp nhiều hơn. Điều này là sự thích ứng với thức ăn từ bên ngoài đưa vào. Từ đó, bé sẽ được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn sau mỗi bữa ăn.
  • Môi trường bên ngoài có nhiều tiếng ồn đôi khi cũng khiến bé “khó chịu” hoặc muốn ra ngoài để hòa nhập với những âm thanh tươi vui đó.
  • Khi mẹ nghiêng sang bên trái, bé sẽ đạp nhiều hơn. Vì tư thế này làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi. Do đó bé cần chuyển động nhiều hơn để thích ứng với quá trình này

Mặt khác, khi mẹ nằng nghiêng về bên trái sẽ tránh được tình trạng tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ làm giảm lượng máu về tim. Điều này giúp giảm hiện tượng phù tay, chân ở thai phụ.

Thời điểm thai nhi đạp nhiều bụng dưới

3 tháng cuối cùng của thai kỳ, thai nhi đạp nhiều bụng dưới
Một em bé khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15-20 lần trong một ngày.

Bắt đầu từ tuần thứ 8, thai nhi đã có những chuyển động nhào lộn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ vẫn chưa có những cảm nhận rõ rệt. Đến 3 tháng giữa, những chuyển động này vẫn còn khá nhẹ nhàng.

Và 3 tháng cuối cùng thai sản, chính trong giai đoạn này, thai nhi đạp nhiều bụng dưới. Một em bé khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15-20 lần trong một ngày. Trường hợp bé giảm cử động, có thể do thai nhi không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng hoặc oxy. Vì thế, mẹ cần tiến hành các xét nghiệm, siêu âm hoặc đo tim thai để tìm ra nguyên nhân rõ ràng.

Tuy nhiên, trường hợp bé ít đạp không hoàn toàn là mối lo ngại. Đôi khi bé cũng muốn nghỉ ngơi trong tử cung một khoảng thời gian nào đó. Thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần. Sau đó bé sẽ giải lao bằng những chuyển động nhào lộn, nất cụt, mút tay,… Và rồi tiếp tục ngủ tiếp. Thai  nhi đạp nhiều hay ít còn phụ thuộc vào thể trạng của từng bé.

Dấu hiệu nhận biết thai nhi bị thiếu oxy

Thai nhi đạp nhiều bụng dưới
Mẹ nên cung cấp cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.

Tùy thuộc vào điều kiện mà thai nhi chuyển động mạnh hay yếu. Bình thường, trong không gian yên tĩnh, bào thai sẽ chuyển động nhẹ nhàng. Ngược lại, trong những không gian sôi động, ồn ào, bào thai sẽ chuyển động mạnh mẽ hơn.

Bất kỳ dấu hiệu nhanh hay chậm hơn bình thường, cũng là điều mẹ cần lưu ý. Đó có thể là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi bị thiếu oxy.

  • Nhịp tim dao động bất thường. Tim thai không nằm trong trạng thái 120-160 lần/phút
  • Thai tăng trưởng chậm so với chỉ tiêu quy định.

Vì vậy, để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường trong bụng mẹ không, bạn nên chọn khoảng thời gian thư giãn. Khi đang thư giãn ở một không gian yên tĩnh, bạn có thể dễ dàng nhận ra những chuyển động của thai nhi.

Mẹ nên cung cấp cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó đảm bảo nạp đủ oxy cho bé, ngăn ngừa tình trạng bị ngạt. Hơn nữa, cần tham gia những buổi khám thai định kỳ để biết rõ tình trạng phát triển của cả thai nhi lẫn thai phụ.

Facebook
Twitter
LinkedIn