Giải đáp những thắc mắc của người mẹ khi thai nhi 35 tuần vẫn chưa quay đầu

Thai 35 tuần chưa quay đầu là điều mà nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Lúc này, thai nhi và thai phụ đã đi gần hết chặng đường của mình. Nếu thai nhi vẫn chưa quay đầu về ngôi thuận, thai phụ sẽ sinh ngôi thai ngược. Điều này gây khó khăn cho việc sinh thường.

1. Thai 35 tuần chưa quay đầu ảnh hưởng như thế nào?

Thông thường, thai 35 tuần chưa quay đầu là do em bé đã lớn và chiếm gần như toàn bộ diện tích của tử cung người mẹ. Lúc này có thể thai nhi sẽ không quay đầu nữa.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đến tuần thai thứ 36-37, thai nhi vẫn có thể quay đầu. Vì thế, thai phụ không nên quá lo lắng về điều này. Thay vào đó, thai phụ cần kiên trì đợi thêm 2 tuần nữa.

Lúc này, thai nhi và thai phụ đã đi gần hết chặng đường của mình.
Thai 35 tuần chưa quay đầu là điều mà nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. (Nguồn internet)

Vào thời điểm này, nếu người mẹ có dấu hiệu chuyển dạ và thai nhi đang ở vị trí ngôi mông hoặc ngôi khác, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả thai nhi lẫn thai phụ.

Vào cuối tuần thai thứ 35 và đầu tuần thai thứ 36, thai nhi được xem là đủ ngày đủ tháng. Vì vậy, người mẹ không nên lo lắng về nguy cơ sinh non. Hầu hết trẻ sinh ra từ tuần thứ 35 trở đi đều phát triển khỏe mạnh và ít gặp vấn đề liên quan đến sức khỏe. Điều này do phổi của bé đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì nước ối như trước đây.

2. Nguyên nhân thai 35 tuần chưa quay đầu

Thực tế, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân đặc biệt dẫn đến hiện tượng thai 35 tuần chưa quay đầu. Tuy nhiên, nó là sự kết hợp của một vài nguyên nhân ảnh hưởng đến sự chuyển động của thai nhi trong tử cung người mẹ.

2.1. Nguyên nhân từ thai phụ

Nguyên nhân thai 35 tuần chưa quay đầu
Hầu hết trẻ sinh ra từ tuần thứ 35 trở đi đều phát triển khỏe mạnh. (Nguồn internet)
  • Nước ối quá nhiều. Tình trạng này phổ biến ở các người mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, thai nhi sẽ có nhiều không gian để chuyển động nên có thể ở vị trí bất kỳ trong những tuần thai cuối.
  • Cạn nước ối. Tình trạng này khiến thai nhi bị mắc kẹt và không có đủ không gian để quay đầu

[lo_irp post=’101975′]

  • Thai phụ mang đa thai
  • Lạm dụng thuốc trong quá trình mang thai
  • Người mẹ mang thai ở độ tuổi ngoài 40
  • Những người mẹ bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng hoặc tử cung dị dạng, tử cung có vách ngăn sẽ tạo nên sự chèn ép khiến thai nhi không quay đầu được.

2.2. Nguyên nhân xuất phát từ thai nhi

  • Thai nhi mắc chứng dị tật bẩm sinh
  • Dây rốn của thai nhi ngắn
  • Thai nhi có phần đầu quá to

3. Những phương pháp giúp thai nhi quay đầu hiệu quả

Bạn có thể tham thảo những động tác và bài tập sau để giúp thai nhi thuận lợi quay đầu, hạn chế các tư thế ngôi thai ngược khi sinh.

  • Luôn đặt đầu gối thấp hơn hông. Lúc này thai phụ nên lựa những chiếc ghế đổ người về phía trước và đầu gối thấp hơn hông.
  • Hạn chế ngồi nhiều, thay vào đó, thai phụ nên thường xuyên vận động đi lại nhẹ nhàng để giúp cơ thể dẻo dai hơn và giúp bé quay đầu một cách dễ dàng.
Những phương pháp giúp thai nhi quay đầu hiệu quả
Bạn có thể tham thảo những động tác và bài tập để giúp thai nhi thuận lợi quay đầu. (Nguồn internet)
  • Tập bò mỗi ngày. Thai phụ nên tập bò bốn chân và thực hiện động tác này khoảng 10 phút. Tư thế này giúp hạn chế tình trạng thai nhi nằm ở ngôi sau (đầu bé hướng xuống dưới nhưng đưa gáy về phía cột sống của người mẹ).
  • Bài tập thể dục với đầu gối với ngực. Ở bài tập này, thai phụ nên thực hiện từ tuần thai 30-37. Khi thực hiện, thai phụ cần đứng thẳng lưng, sau đó ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Người mẹ cần thực hiện các động tác một cách chậm rãi, 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Điều này sẽ giúp thai nhi chuyển động, xoay trở về đúng vị trí cần thiết.

Ngoài ra, những cơn gò tử cung có thể xảy ra trước khi mẹ chuyển dạ. Đây là lúc bé xoay trở mình trong bụng mẹ. Lúc này, thai phụ nên nghỉ ngơi, thư giãn và bổ sung năng lượng để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

Facebook
Twitter
LinkedIn