Đường kính lưỡng đỉnh chính là chu vi vòng đầu của con. Khi siêu âm, chỉ số này sẽ giúp các bác sĩ tính được tuổi thai, trọng lượng và sự phát triển của thai nhi.
Đường kính lưỡng đỉnh tiết lộ điều gì?
Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính lớn nhất được đo ở mặt cắt ngang hộp sọ. Đường kính này sẽ kéo dài từ trán ra sau gáy của thai nhi, hay còn được gọi là chu vi đầu. Đường kính này sẽ tiết lộ cho mẹ về trọng lượng, tuổi thai cũng như mức độ phát triển của con yêu. Chỉ số này thường được viết tắt là BPD.
Đường kính lưỡng đỉnh thường các bác sĩ đo từ tuần thai thứ 13 cho đến tuần thứ 20. Sau tuần thứ 20, đường kính lưỡng đỉnh sẽ mất dần độ chính xác. Nếu như được đo trong khoảng tuần thai từ 12 đến 20, chỉ số này chỉ sai lệch trong vòng 10 đến 11 ngày. Tuy nhiên, nếu đo từ tuần thai thứ 26 trở đi, chỉ số này có khả năng sai lệch đến 3 tuần. Vì thế, bạn nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để không bỏ lỡ chỉ số quý giá này.
Đường kính lưỡng đỉnh cũng quyết định hình thức sinh của mẹ bầu. Chỉ số này khi thai nhi chuẩn bị chào đời là khoảng 88mm đến 100mm. Mức trung bình của đường kính lưỡng đỉnh là 94mm. Nếu chu vi đầu của con cao hơn chuẩn, bạn có khả năng sẽ sinh mổ, nhất là với những mẹ mang thai lần đầu.
Khi nào mẹ nên lo lắng về đường kính lưỡng đỉnh?
Nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh không đạt trong mức chuẩn, bạn có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu siêu âm hay tiến hành các xét nghiệm cũng như kiểm tra sâu hơn. Điều này sẽ giúp phát hiện được các dấu hiệu bất thường của thai nhi để những biện pháp can thiệp kịp thời. Ví dụ như chỉ số này của con yêu thấp hơn mức chuẩn, thai nhi có khả năng chậm phát triển hay phần đầu của bé sẽ phẳng hơn so với mức bình thường.
Nếu chỉ số BPD cao hơn mức chuẩn, thai nhi có khả năng sở hữu vòng đầu tương đối lớn. Việc này sẽ gây trở ngại cho mẹ trong lúc sinh và thường sẽ được can thiệp bằng phương pháp sinh mổ. Nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh lớn kèm với những chỉ số khác như cân nặng, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng…đều vượt chuẩn, mẹ bầu có khả năng đã mắc chứng tiểu đường thai kỳ.
Bảng đường kính lưỡng đỉnh chuẩn 2018
Tuần thai |
Chỉ số BPD (mm) |
Tuần thai |
Chỉ số BPD (mm) |
13 |
21 | 27 |
68 |
14 |
25 | 28 | 71 |
15 |
29 | 29 | 73 |
16 |
32 | 30 | 76 |
17 |
36 | 31 | 78 |
18 |
39 | 32 |
81 |
19 |
43 | 33 |
83 |
20 |
46 | 34 |
85 |
21 |
50 | 35 |
87 |
22 |
53 | 36 | 89 |
23 |
56 | 37 |
90 |
24 |
59 | 38 |
92 |
25 |
62 | 39 |
93 |
26 |
65 | 40 | 94 |
Thông qua chỉ số lưỡng đỉnh, bạn cũng có thể tính được trọng lượng thai nhi theo các công thức sau:
- Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
Ví dụ dường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là 92mm thì cân nặng của thai nhi [92 – 60] x 100 = 3,2kg
- Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ dường kính lưỡng đỉnh của thai nhi là 92mm thì cân nặng của thai nhi 88,69 x 92 – 5062 = 3,1kg
Các công thức tính cân nặng thông qua đường kính lưỡng đỉnh chỉ mang tính tương đối. Nếu kết quả thấp hơn kỳ vọng, mẹ bầu cũng đừng nên quá lo lắng. Chỉ số cân nặng của trẻ có thể vẫn luôn thay đổi cho đến khi bé yêu chào đời.